Cách xác định NNT thuộc danh sách cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử thông qua hệ số K? Hệ số K bao nhiêu thì doanh nghiệp phải giải trình?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau cách xác định NNT thuộc danh sách cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử thông qua hệ số K? Hệ số K bao nhiêu thì doanh nghiệp phải giải trình? Câu hỏi của anh K.L.Q đến từ TP.HCM.

Cách xác định NNT thuộc danh sách cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử thông qua hệ số K? Hệ số K bao nhiêu thì doanh nghiệp phải giải trình?

Dựa theo Công văn 2392/TCT-QLRR năm 2023 về việc kiểm tra hóa đơn điện tử.

Theo đó, Tổng cục Thuế có nêu đã xây dựng chức năng trên ứng dụng hóa đơn điện tử đáp ứng yêu cầu kiểm soát hóa đơn điện tử, ngăn chặn tình trạng xuất hóa đơn khống. Một số chức năng chính như sau:

(i) Hệ thống tự động kiểm soát tổng giá trị hàng hóa bán ra trên các hóa đơn đã xuất so với ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính toán bằng K lần tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào.

(ii) Hệ thống cảnh báo thực hiện theo tham số K.

Như vậy, hệ số K có thể được hiểu là một tham số hay một ngưỡng giới hạn dùng để kiểm tra xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn dựa trên thương số của Tổng giá trị hàng hóa bán ra trên hóa đơn với tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào.

Hệ số K được dùng để kiểm soát tổng giá trị hàng hóa bán ra trên các hóa đơn đã xuất so với ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính bằng công thức sau:

K

=

Tổng giá trị hàng hóa bán ra trên hóa đơn

____________________________________

Tổng giá trị Hàng tồn kho + Tổng giá trị hàng hóa mua vào trên hóa đơn

Theo đó, khi doanh nghiệp vượt ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính toán bằng K lần tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào thì hệ thống sẽ phát đi cảnh báo hóa đơn và đưa vào danh sách quản lý.

Vậy Hệ số K bao nhiêu thì doanh nghiệp phải giải trình?

Hệ số K quy định > Hệ số K thực tế tại đơn vị thì được xem là mức an toàn vì lượng hàng hoá bán ra nhỏ hơn giá trị hàng hoá tồn kho và mua vào.

Hệ số K quy định < Hệ số K thực tế tại đơn vị được xem là có rủi ro sai phạm về xuất hoá đơn khống.

Vì vậy, Hệ số K thực tế tại đơn vị càng cao so Hệ số K quy định thì rủi ro sai phạm về xuất hoá đơn khống càng cao và doanh nghiệp thường sẽ phải giải trình với cơ quan thuế.

Ví dụ:

Hệ số K quy định là 2

Hệ số K thực tế tại đơn vị là 2,32

Vì Hệ số K quy định < Hệ số K thực tế tại đơn vị (2 < 2,32) nên trong trường hợp này doanh nghiệp có thể sẽ phải thực hiện giải trình.

Cách xác định NNT thuộc diện giám sát xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn thông qua hệ số K? Hệ số K bao nhiêu thì doanh nghiệp phải giải trình?

Cách xác định NNT thuộc diện giám sát xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn thông qua hệ số K? Hệ số K bao nhiêu thì doanh nghiệp phải giải trình? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế thì bị ngừng sử dụng hóa đơn điện tử đúng không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về ngừng sử dụng hóa đơn điện tử:

Ngừng sử dụng hóa đơn điện tử
1. Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc các trường hợp sau ngừng sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, ngừng sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế:
a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
b) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
c) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh;
d) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;
đ) Trường hợp có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
e) Trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
g) Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, nếu cơ quan thuế xác định doanh nghiệp được thành lập để thực hiện mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn điện tử để trốn thuế theo quy định thì cơ quan thuế ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn điện tử; doanh nghiệp bị xử lý theo quy định của pháp luật.
...

Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp có hành vi lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế thì sẽ bị ngừng sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định.

Mẫu Công văn giải trình trong trường hợp doanh nghiệp thuộc danh sách cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử thông qua hệ số K?

Hiện nay các quy định của pháp luật vẫn chưa có quy định cụ thể về Mẫu Công văn giải trình trong trường hợp doanh nghiệp thuộc danh sách cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử thông qua hệ số K.

Do đó:

- Nếu các quy định nội bộ của doanh nghiệp có quy định về Mẫu Công văn giải trình trong trường hợp doanh nghiệp thuộc danh sách cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử thông qua hệ số K thì doanh nghiệp sử dụng mẫu do chính doanh nghiệp thiết kế, ban hành.

- Nếu các quy định nội bộ của doanh nghiệp không có quy định về Mẫu Công văn giải trình trong trường hợp doanh nghiệp thuộc danh sách cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử thông qua hệ số K thì doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu công văn giải trình dưới dây:

>> Tải về mẫu Công văn giải trình trong trường hợp doanh nghiệp thuộc danh sách cảnh báo sử dụng hóa đơn điện tử thông qua hệ số K tại đây

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hóa đơn điện tử

Phan Thanh Thảo

Hóa đơn điện tử
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hóa đơn điện tử có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hóa đơn điện tử
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bên bán tự hủy hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế có sai sót thì bên mua có được kê khai khấu trừ thuế GTGT?
Pháp luật
Có bắt buộc phải kê khai hóa đơn đầu vào không? Không kê khai hóa đơn đầu vào có bị phạt không?
Pháp luật
Tải về Mẫu số 01-1/HT: Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hoá, dịch vụ mua vào? Mục đích của bảng kê là gì?
Pháp luật
Tải về hợp đồng cung cấp dịch vụ phát hành hóa đơn điện tử chuẩn? Dịch vụ về hóa đơn điện tử bao gồm những dịch vụ nào?
Pháp luật
Tải về mẫu biên bản thay thế hóa đơn điện tử chuẩn, chính xác nhất? Hướng dẫn điền chi tiết? Khi nào sử dụng hóa đơn thay thế?
Pháp luật
Hướng dẫn viết ký hiệu hóa đơn điện tử chuẩn Thông tư 78? Ý nghĩa ký hiệu mẫu số hóa đơn điện tử?
Pháp luật
02 cách tra cứu Hóa đơn điện tử online theo Tổng Cục Thuế? 07 Mẫu hóa đơn điện tử theo Thông tư 78?
Pháp luật
Hóa đơn điện tử được lập mà số hóa đơn có sai sót thì người bán có được hủy hoặc thay thế không?
Pháp luật
Các quy định cần lưu ý khi lập mẫu 04/SS-HĐĐT theo Nghị định 123/2023/NĐ-CP và Thông tư 78/2021/TT-BTC?
Pháp luật
Mẫu 04/SS-HĐĐT Thông báo hóa đơn điện tử có sai sót? Hạn chót gửi mẫu 04/SS/HĐĐT cho cơ quan thuế là khi nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào