Cán bộ bị xử lý kỷ luật trong năm thì xếp loại chất lượng ở mức nào? Tiêu chí chung về ý thức tổ chức kỷ luật gồm nội dung gì?
Cán bộ bị xử lý kỷ luật trong năm thì xếp loại chất lượng ở mức nào?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 90/2020/NĐ-CP và khoản 4 Điều 1 Nghị định 48/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chí xếp loại chất lượng cán bộ ở mức không hoàn thành nhiệm vụ
Cán bộ có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
1. Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền.
2. Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả.
3. Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc ngành, lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ.
4. Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng, lãng phí và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
5. Có hành vi vi phạm bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
Như vậy, cán bộ bị xử lý kỷ trong năm đánh giá thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.
Đồng thời, căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Nghị định 90/2020/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 48/2023/NĐ-CP thì cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật đảng hoặc kỷ luật hành chính trong năm đánh giá thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ, trừ trường hợp:
- Trường hợp hành vi vi phạm chưa có quyết định xử lý kỷ luật của cấp có thẩm quyền nhưng đã được dùng làm căn cứ để đánh giá, xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ trong năm đánh giá thì quyết định xử lý kỷ luật ban hành sau năm đánh giá đối với hành vi vi phạm đó (nếu có) không được tính để đánh giá, xếp loại chất lượng ở năm có quyết định xử lý kỷ luật.
- Trường hợp cán bộ là đảng viên, đã bị xử lý kỷ luật đảng và kỷ luật hành chính về cùng một hành vi vi phạm nhưng quyết định kỷ luật đảng và quyết định kỷ luật hành chính không có hiệu lực trong cùng năm đánh giá thì chỉ tính là căn cứ xếp loại chất lượng ở một năm đánh giá.
Cán bộ bị xử lý kỷ luật trong năm thì xếp loại chất lượng ở mức nào? Tiêu chí chung về ý thức tổ chức kỷ luật gồm nội dung gì? (hình từ internet)
Tiêu chí chung về ý thức tổ chức kỷ luật để đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ gồm những nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chí chung về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
...
3. Tác phong, lề lối làm việc
a) Có trách nhiệm với công việc; năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, linh hoạt trong thực hiện nhiệm vụ;
b) Phương pháp làm việc khoa học, dân chủ, đúng nguyên tắc;
c) Có tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ;
d) Có thái độ đúng mực và phong cách ứng xử, lề lối làm việc chuẩn mực, đáp ứng yêu cầu của văn hóa công vụ.
4. Ý thức tổ chức kỷ luật
a) Chấp hành sự phân công của tổ chức;
b) Thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;
c) Thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định;
d) Báo cáo đầy đủ, trung thực, cung cấp thông tin chính xác, khách quan về những nội dung liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị với cấp trên khi được yêu cầu.
...
Như vậy, tiêu chí chung về ý thức tổ chức kỷ luật để đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ gồm các nội dung sau đây:
- Chấp hành sự phân công của tổ chức;
- Thực hiện các quy định, quy chế, nội quy của cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công tác;
- Thực hiện việc kê khai và công khai tài sản, thu nhập theo quy định;
- Báo cáo đầy đủ, trung thực, cung cấp thông tin chính xác, khách quan về những nội dung liên quan đến việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao và hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị với cấp trên khi được yêu cầu.
Ai có thẩm quyền đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
1. Đối với cán bộ
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.
2. Đối với công chức
a) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện;
b) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức thực hiện
3. Đối với viên chức
Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 43 Luật Viên chức.
Như vậy, cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện việc đánh giá xếp loại chất lượng cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xếp loại chất lượng cán bộ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?
- Người có Chứng chỉ hành nghề dược có được cho người khác thuê Chứng chỉ hành nghề dược của mình không?
- Bộ chỉ số phục vụ chỉ đạo điều hành của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trên môi trường điện tử bao gồm những nhóm nào?