Cán bộ Công an sử dụng ma túy có bị tước danh hiệu Công an nhân dân hay không? Cán bộ Công an bị tước danh hiệu thì thủ trưởng đơn vị bị xử lý thế nào?
Cán bộ Công an sử dụng ma túy có bị tước danh hiệu Công an nhân dân hay không?
Trường hợp tước danh hiệu Công an nhân dân được quy định tại khoản 7 Điều 9 Thông tư 02/2021/TT-BCA như sau:
Áp dụng hình thức xử lý đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh
...
7. Ngoài các trường hợp xử lý vi phạm trên, cán bộ, chiến sĩ vi phạm một trong các hành vi liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước; thực hiện chức trách nhiệm vụ được giao, quy trình công tác, quy chế làm việc; chế độ thông tin báo báo, ra chỉ thị, mệnh lệnh và thực hiện chỉ thị, mệnh lệnh; thanh tra, kiểm tra; trật tự an toàn giao thông; sản xuất trái phép, làm giả trang phục, cấp hiệu, số hiệu Công an nhân dân; sử dụng giấy chứng nhận Công an nhân dân, giấy chứng minh Công an nhân dân, số hiệu Công an nhân dân và giấy tờ được cấp khác để phục vụ công tác; sử dụng chất gây nghiện trái phép, đánh bạc, hoạt động mê tín, dị đoan, sử dụng rượu, bia, chất có cồn; văn hóa ứng xử; quản lý, sử dụng tài liệu, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật chứng, phương tiện nghiệp vụ, tài sản đến mức phải xử lý kỷ luật từ hình thức Khiển trách đến Tước danh hiệu Công an nhân dân, thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
Theo quy định trên, trường hợp cán bộ, chiến sĩ công an sử dụng chất gây nghiện trái phép có thể bị xử lý kỷ luật từ hình thức khiển trách đến tước danh hiệu Công an nhân dân.
Như vậy, đối với trường hợp cán bộ Công an sử dụng ma túy thì có thể bị tước danh hiệu Công an nhân dân theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an về xử lý kỷ luật cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân.
Cán bộ Công an sử dụng ma túy có bị tước danh hiệu Công an nhân dân hay không? (Hình từ Internet)
Trường hợp cán bộ Công an bị tước danh hiệu Công an nhân dân thì thủ trưởng đơn vị bị xử lý thế nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 12 Thông tư 02/2021/TT-BCA quy định về việc liên đới trách nhiệm khi cán bộ, chiến sĩ Công an vi phạm điều lệnh như sau:
Xử lý liên đới trách nhiệm
...
2. Đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh:
a) Trường hợp cán bộ, chiến sĩ vi phạm bị xử lý bằng hình thức hạ một bậc danh hiệu thi đua năm, thủ trưởng đơn vị và lãnh đạo, chỉ huy phụ trách trực tiếp bị xử lý bằng hình thức phê bình;
b) Trường hợp cán bộ, chiến sĩ vi phạm bị xử lý bằng hình thức không xét tặng danh hiệu thi đua năm đến xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ, thủ trưởng đơn vị và lãnh đạo, chỉ huy phụ trách trực tiếp bị xử lý bằng hình thức hạ một bậc danh hiệu thi đua năm;
c) Trường hợp cán bộ, chiến sĩ vi phạm bị xử lý kỷ luật từ hình thức Khiển trách đến Tước danh hiệu Công an nhân dân, thủ trưởng đơn vị và lãnh đạo, chỉ huy phụ trách trực tiếp bị xử lý bằng hình thức không xét tặng danh hiệu thi đua năm. Trường hợp lãnh đạo, chỉ huy có liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm của cán bộ, chiến sĩ bị xử lý kỷ luật, thực hiện theo quy định của Bộ Công an về kỷ luật cán bộ, chiến sĩ trong Công an nhân dân.
...
Như vậy, trường hợp cán bộ Công an vi phạm bị xử lý kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân thì thủ trưởng đơn vị và lãnh đạo, chỉ huy phụ trách trực tiếp bị xử lý bằng hình thức không xét tặng danh hiệu thi đua năm.
Trường hợp lãnh đạo, chỉ huy có liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm của cán bộ, chiến sĩ bị xử lý kỷ luật, thực hiện theo quy định của Bộ Công an về kỷ luật cán bộ, chiến sĩ trong Công an nhân dân.
Cán bộ, chiến sĩ Công an vi phạm điều lệnh có thể bị xử lý theo những hình thức nào?
Hình thức xử lý đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh được quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư 02/2021/TT-BCA như sau:
Hình thức xử lý
1. Đối với đơn vị vi phạm điều lệnh:
a) Phê bình;
b) Hạ bậc danh hiệu thi đua năm;
c) Không xét tặng danh hiệu thi đua năm.
2. Đối với cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh:
a) Phê bình;
b) Hạ bậc danh hiệu thi đua năm;
c) Không xét tặng danh hiệu thi đua năm;
d) Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ;
đ) Khiển trách;
e) Cảnh cáo;
g) Giáng cấp bậc hàm, hạ bậc lương;
h) Cách chức, giáng chức;
i) Tước danh hiệu Công an nhân dân.
Cán bộ, chiến sĩ vi phạm điều lệnh là sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, công nhân công an, học sinh, sinh viên Công an nhân dân vi phạm điều lệnh. (theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 02/2021/TT-BCA)
Theo quy định trên thì cán bộ, chiến sĩ Công an vi phạm điều lệnh có thể bị xử lý theo các hình thức sau đây:
- Phê bình;
- Hạ bậc danh hiệu thi đua năm;
- Không xét tặng danh hiệu thi đua năm;
- Xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ;
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Giáng cấp bậc hàm, hạ bậc lương;
- Cách chức, giáng chức;
- Tước danh hiệu Công an nhân dân.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công an nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?