Cán bộ làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước của Ủy ban Dân tộc phải có những tiêu chuẩn nào?
- Cán bộ làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước của Ủy ban Dân tộc phải có những tiêu chuẩn nào?
- Cán bộ làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước của Ủy ban Dân tộc không được thực hiện những hành vi nào?
- Các đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm về danh mục bí mật Nhà nước như thế nào?
Cán bộ làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước của Ủy ban Dân tộc phải có những tiêu chuẩn nào?
Căn cứ tại Điều 4 Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 494/QĐ-UBDT năm 2013, có quy định về tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước như sau:
Tiêu chuẩn cán bộ, công chức, viên chức làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước
Cán bộ, công chức, viên chức làm công tác có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước của Ủy ban Dân tộc phải có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức cảnh giác bảo vệ bí mật Nhà nước, có tinh thần trách nhiệm cao, có chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao và phải cam kết bảo vệ bí mật Nhà nước bằng văn bản, văn bản cam kết nộp cho bộ phận bảo mật của cơ quan.
Những người được giao nhiệm vụ tiếp xúc với bí mật Nhà nước phải thực hiện đầy đủ các quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước của Ủy ban Dân tộc có phải có những tiêu chuẩn sau:
Cán bộ làm công tác có liên quan trực tiếp đến bí mật nhà nước của Ủy ban Dân tộc phải có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức cảnh giác bảo vệ bí mật Nhà nước, có tinh thần trách nhiệm cao, có chuyên môn, nghiệp vụ và năng lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao và phải cam kết bảo vệ bí mật Nhà nước bằng văn bản, văn bản cam kết nộp cho bộ phận bảo mật của cơ quan.
Cán bộ làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước của Ủy ban Dân tộc có phải có những tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Cán bộ làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước của Ủy ban Dân tộc không được thực hiện những hành vi nào?
Căn cứ tại Điều 5 Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 494/QĐ-UBDT năm 2013, có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm mọi hành vi thu thập, cung cấp, làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái phép các tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước và việc lạm dụng bảo vệ bí mật Nhà nước để che dấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân
Như vậy, theo quy định trên thì cán bộ làm công tác liên quan trực tiếp đến bí mật Nhà nước của Ủy ban Dân tộc không được thực hiện những hành vi thu thập, cung cấp, làm lộ, làm mất, chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy trái phép các tài liệu, vật mang bí mật Nhà nước và việc lạm dụng bảo vệ bí mật Nhà nước để che dấu hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và công dân.
Các đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm về danh mục bí mật Nhà nước như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước của Ủy ban Dân tộc ban hành kèm theo Quyết định 494/QĐ-UBDT năm 2013, có quy định về xác định độ mật, thay đổi độ mật, giải mật, sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật Nhà nước như sau:
Xác định độ mật, thay đổi độ mật, giải mật, sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật Nhà nước
Các đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm:
1. Nắm chắc phạm vi bí mật Nhà nước theo danh mục bí mật Nhà nước của Ủy ban Dân tộc. Xác định kịp thời, chính xác mọi bí mật Nhà nước hiện có hoặc phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao.
Đối với những nội dung mới chưa có trong danh mục mà yêu cầu thực tế đặt ra phải đảm bảo bí mật thì báo cáo ngay Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Hàng năm các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc phải xem xét danh mục bí mật Nhà nước thuộc phạm vi đơn vị mình quản lý, trường hợp thấy cần thay đổi độ mật, cần giải mật hoặc xác định những nội dung mới cần được bảo mật thì báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì các đơn vị trực thuộc Ủy ban Dân tộc có trách nhiệm về danh mục bí mật Nhà nước như sau:
- Nắm chắc phạm vi bí mật Nhà nước theo danh mục bí mật Nhà nước của Ủy ban Dân tộc. Xác định kịp thời, chính xác mọi bí mật Nhà nước hiện có hoặc phát sinh trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Đối với những nội dung mới chưa có trong danh mục mà yêu cầu thực tế đặt ra phải đảm bảo bí mật thì báo cáo ngay Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định;
- Hàng năm các Vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc phải xem xét danh mục bí mật Nhà nước thuộc phạm vi đơn vị mình quản lý, trường hợp thấy cần thay đổi độ mật, cần giải mật hoặc xác định những nội dung mới cần được bảo mật thì báo cáo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc trình cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung danh mục bí mật Nhà nước theo quy định của pháp luật
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bí mật nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?