Cán bộ làm công tác thư viện và thiết bị trường học có được hưởng phụ cấp trách nhiệm hay phụ cấp độc hại không?
Cán bộ làm công tác thư viện có các quyền gì theo quy định của pháp luật hiện hành?
Căn cứ theo Điều 40 Luật Thư viện 2019 quy định về quyền của người làm công tác thư viện như sau:
"Điều 40. Quyền của người làm công tác thư viện
1. Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức quản lý thư viện và kỹ năng sử dụng trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật hiện đại ứng dụng trong hoạt động thư viện.
2. Được tham gia nghiên cứu khoa học, sinh hoạt chuyên môn, nghiệp vụ; tham gia tổ chức xã hội - nghề nghiệp về thư viện.
3. Được hưởng lương; chế độ, chính sách ưu đãi về nghề nghiệp theo quy định của pháp luật."
Theo đó, cán bộ công tác thư viện có các quyền theo quy định nêu trên, trong đó có được hưởng lương; chế độ, chính sách ưu đãi về nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Cán bộ làm công tác thư viện (Hình từ Internet)
Cán bộ làm công tác thư viện và thiết bị trường học có được hưởng phụ cấp trách nhiệm hay phụ cấp độc hại không?
Căn cứ theo Điều 9 Quy định về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông ban hành kèm theo Quyết định 01/2003/QĐ-BGDĐT quy định:
"Điều 9. Đối với cán bộ làm công tác thư viện.
1. Mỗi trường đều phải bố trí cán bộ, giáo viên làm công tác thư viện. Nếu là giáo viên kiêm nhiệm làm công tác thư viện thì phải được bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về thư viện trường học, được hưởng lương và các tiêu chuẩn khác như giáo viên đứng lớp. Cán bộ thư viện trường học không phải là giáo viên, nhưng được đào tạo nghiệp vụ thư viện thì được hưởng lương và các chế độ phụ cấp như ngành văn hóa - thông tin quy định.
2. Từng học kỳ và cuối năm học, cán bộ hoặc giáo viên làm công tác thư viện phải báo cáo cho Hiệu trưởng về tổ chức và hoạt động của thư viện và chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về toàn bộ công tác thư viện trường học."
Theo đó, mỗi trường đều phải bố trí cán bộ làm công tác thư viện. Cán bộ thư viện trường học không phải là giáo viên, nhưng được đào tạo nghiệp vụ thư viện thì được hưởng lương và các chế độ phụ cấp như ngành văn hóa - thông tin quy định.
Các chế độ phụ cấp ngành văn hóa - thông tin quy định tại Thông tư 26/2006/TT-BVHTT hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm và bồi dưỡng bằng hiện vật đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hoá - thông tin.
Như vậy, cán bộ làm công tác thư viện và thiết bị trường học thì được hưởng phụ cấp phụ cấp độc hại theo quy định.
Hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ làm công tác thư viện được quy định như thế nào?
Căn cứ quy định tại Mục II Thông tư 26/2006/TT-BVHTT:
"II. CÁC MỨC PHỤ CẤP
Mức 4: Hệ số 0,49 so với lương tối thiểu áp dụng đối với diễn viên xiếc, uốn dẻo, dế trụ, nhào lộn và xiếc biểu diễn trên cao.
Mức 3: Hệ số 0,30 so với lương tối thiểu áp dụng đối với những người trực tiếp làm các nghề, công việc sau:
...
Mức 2: Hệ số 0,20 so với lương tối thiểu áp dụng đối với những người trực tiếp làm các nghề, công việc sau:
...
- Dựng cảnh, làm khói lửa trong phim;
- Tráng phim, rửa ảnh;
- Dựng nhà bạt, rạp xiếc lưu động, nhà trưng bày triễn lãm;
- Chăm sóc, nuôi dưỡng thú xiếc;
- Làm con rối;
- Nhạc công trong các dàn nhạc, đội nhạc;
- Diễn viên chèo, cải lương, dân ca, kịch, điện ảnh và ca sĩ chuyên nghiệp;
- Hướng dẫn khách thăm quan bảo tàng Hồ Chí Minh;
- Kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách báo, phim ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện và viện lưu trữ;
- Tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật của thư viện, viện lưu trữ và bảo tàng;
- Mộc chạm các công trình di tích lịch sử, tạc tượng và điêu khắc;
- Thông tin lưu động của các tỉnh miền núi và hải đảo."
Theo đó, mức 2 có hệ số 0,2 so với lương tối thiểu áp dụng đối với những người trực tiếp làm các công việc sau: Kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách báo, phim ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện và viện lưu trữ.
Cách tính và chi trả phụ cấp được quy định tại Mục III Thông tư 26/2006/TT-BVHTT như sau:
"Nguồn kinh phí, cách tính và chi trả chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức ngành văn hóa - thông tin được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 07/2005/TT-BNV ngày 05/01/2005 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể như sau:
1. Cách tính và chi trả phụ cấp:
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm, nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 tiếng trở lên thì được tính cả ngày làm việc.
Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
..."
Theo đó, phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm, nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 tiếng trở lên thì được tính cả ngày làm việc.
Cán bộ làm công tác thư viện được hưởng phụ cấp độc hại, nguy hiểm trả cùng kỳ lương hàng tháng và không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.
Mai Hoàng Trúc Linh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cán bộ làm công tác thư viện có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?