Cán bộ quân đội nghỉ hưu bị suy thận ở giai đoạn 3 có được công nhận mắc bệnh hiểm nghèo không? Và có được hưởng trợ cấp gì hay không?
- Cán bộ quân đội nghỉ hưu bị suy thận ở giai đoạn 3 có được công nhận mắc bệnh hiểm nghèo không? Và có được hưởng trợ cấp gì hay không?
- Hồ sơ bệnh hiểm nghèo đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu gồm các giấy tờ gì?
- Hội đồng giám định bệnh hiểm nghèo đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu do ai quyết định thành lập?
Cán bộ quân đội nghỉ hưu bị suy thận ở giai đoạn 3 có được công nhận mắc bệnh hiểm nghèo không? Và có được hưởng trợ cấp gì hay không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 158/2011/TT-BQP quy định:
Chế độ chăm sóc cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo
1. Đối tượng:
Cán bộ quân đội nghỉ hưu nếu mắc một trong các bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này được Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh ký quyết định công nhận cán bộ mắc bệnh hiểm nghèo thì được trợ cấp hàng quý; cán bộ từ trần thì thôi hưởng trợ cấp từ quý tiếp theo.
Dẫn chiếu đến Mục II Phụ lục 01 kèm theo Thông tư 158/2011/TT-BQP quy định về danh mục bệnh hiểm nghèo đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu như sau:
DANH MỤC BỆNH HIỂM NGHÈO
1. Bệnh ung thư:
Gồm ung thư các loại phát triển đến giai đoạn cuối, đã có di căn ở nhiều cơ quan, vượt khả năng điều trị triệt để.
2. Bệnh về thần kinh:
Liệt vận động tứ chi, nửa người, hai chi dưới vĩnh viễn do các loại nguyên nhân; Bệnh Parkinsơn.
3. Bệnh gan:
Xơ gan giai đoạn mất bù gây biến chứng nặng như cổ trướng, chảy máu đường tiêu hóa tái phát. Suy gan vàng da kéo dài, cơ thể suy kiệt nặng.
4. Bệnh thận:
Suy thận mạn giai đoạn 4 mất bù hoàn toàn. Có chỉ định ghép thận hoặc lọc máu có chu kỳ.
5. Bệnh nội tiết:
Đái tháo đường túp I, II giai đoạn cuối (phụ thuộc Insulin), không đáp ứng điều trị đã có biến chứng nặng ở mắt, tim, thận, mạch máu, cơ thể suy kiệt nặng.
6. Các bệnh phổi:
- Giãn phế quản phổi lan tỏa hai phổi;
- Bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mãn tính giai đoạn cuối, khó thở thường xuyên;
- Xơ phổi rộng lan tỏa cả hai phổi;
- Lao xơ hang BK kháng thuốc;
Các bệnh phổi mãn tính hiểm nghèo trên đã có biến chứng nặng nề như: Suy hô hấp mãn tính, với những đợt suy hô hấp cấp xuất hiện thường xuyên. Suy kiệt nặng thường xuyên phải vào viện điều trị.
7. Bệnh tuần hoàn:
- Suy tim độ 4 mất bù hoàn toàn;
- Viêm tắc động mạch chi đã có biến chứng hoại tử, phải phẫu thuật cắt cụt một hoặc nhiều chi.
8. Bệnh lão khoa:
- Mất trí nhớ hoàn toàn ở người già phải có người phục vụ (Bệnh Alzeih mer);
Theo quy định trên thì cán bộ quân đội nghỉ hưu nếu mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh hiểm nghèo quy định tại Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 158/2011/TT-BQP được Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh ký quyết định công nhận cán bộ mắc bệnh hiểm nghèo thì được trợ cấp hàng quý; cán bộ từ trần thì thôi hưởng trợ cấp từ quý tiếp theo.
Do đó, cán bộ quân đội nghỉ hưu bị suy thận giai đoạn 3 không được hưởng trợ cấp hàng quý.
Chỉ quy định cán bộ bị suy thận mạn ở giai đoạn 4 mất bù hoàn toàn, có chỉ định ghép thận hoặc lọc máu có chu kỳ sẽ được hưởng trợ cấp hàng quý.
Cán bộ quân đội nghỉ hưu (Hình từ Internet)
Hồ sơ bệnh hiểm nghèo đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu gồm các giấy tờ gì?
Theo khoản 3 Điều 6 Thông tư 158/2011/TT-BQP quy định về hồ sơ bệnh hiểm nghèo đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu như sau:
Hồ sơ cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo được lập thành 01 bộ theo các mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 158/2011/TT-BQP , gồm:
- Đơn đề nghị xét hưởng chế độ hiểm nghèo (Mẫu số 01/2011/BHN);
- Biên bản giám định bệnh hiểm nghèo (Mẫu số 02/2011/BHN);
- Quyết định công nhận cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo (Mẫu số 03/2011/BHN);
Hồ sơ do Bộ chỉ huy quân sự tỉnh (Ban Chính sách) lưu giữ, quản lý.
Bên cạnh đó, về trách nhiệm lập hồ sơ, tiếp nhận và giải quyết được quy định theo khoản 4 Điều 6 như sau:
* Cán bộ quân đội nghỉ hưu hoặc thân nhân của cán bộ quân đội nghỉ hưu gửi hồ sơ về Ban Chỉ huy quân sự xã, phường nơi cư trú. Hồ sơ gồm:
- Đơn đề nghị xét hưởng chế độ hiểm nghèo (01 bản);
- Các giấy tờ liên quan điều trị bệnh hiểm nghèo, gồm: Bản sao bệnh án hoặc một trong các giấy tờ khác như: Sổ sức khoẻ, các xét nghiệm (01 bản);
- Bản sao quyết định nghỉ hưu hoặc phiếu đăng ký cán bộ quân đội nghỉ hưu (01 bản).
* Ban Chỉ huy quân sự xã, phường nơi đối tượng, cư trú: Tiếp nhận và chuyển hồ sơ hợp lệ đến Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
* Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện: Tiếp nhận, hồ sơ do Ban Chỉ huy quân sự cấp xã chuyển đến, kiểm tra hồ sơ và tình trạng bệnh tật trên hồ sơ theo quy định; lập danh sách đối tượng (kèm theo hồ sơ) báo cáo Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
* Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh: Chỉ đạo cơ quan chức năng (Ban Chính sách) tiếp nhận hồ sơ và danh sách do Ban Chỉ huy quân sự quận, huyện chuyển đến.
Kiểm tra, thẩm định, tổ chức giám định theo quy định, nếu đủ điều kiện thì lập biên bản kết luận từng trường hợp trình Chính ủy Bộ Chỉ huy quân sự cấp tỉnh ký Quyết định công nhận cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.
Tổng hợp danh sách báo cáo về Cục Chính trị quân khu (qua Phòng Chính sách).
Hội đồng giám định bệnh hiểm nghèo đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu do ai quyết định thành lập?
Căn cứ tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 158/2011/TT-BQP quy định thì:
Chế độ chăm sóc cán bộ quân đội nghỉ hưu mắc bệnh hiểm nghèo
5. Tổ chức giám định bệnh hiểm nghèo
a) Hội đồng giám định bệnh hiểm nghèo đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định thành lập. Thành phần Hội đồng, gồm: Chủ tịch Hội đồng là Chủ nhiệm quân y; ủy viên thường trực là Trưởng Ban Chính sách; ủy viên - thư ký là bác sỹ trợ lý quân y; ủy viên khác là Trưởng Ban Cán bộ; Trưởng Ban Quân lực. Đối với Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quy định cấp Trưởng phòng tương ứng nêu trên.
b) Hội đồng có nhiệm vụ tổ chức giám định thông qua hồ sơ hoặc giám định trực tiếp khám bệnh nhân (trường hợp không có hồ sơ):
Giám định thông qua hồ sơ: Phải căn cứ bản sao bệnh án, các xét nghiệm liên quan của bệnh viện dân y từ tuyến quận, huyện hoặc các bệnh viện Quân đội nơi đối tượng đã điều trị; xem xét kỹ nội dung khám, xét nghiệm, chẩn đoán chuyên môn trong bản sao bệnh án để đối chiếu và kết luận giám định theo tiêu chuẩn trong “Phụ lục 1- Danh mục bệnh hiểm nghèo” ban hành kèm theo Thông tư này để kết luận.
Giám định trực tiếp: Khi không có hồ sơ bệnh án của bệnh viện, Hội đồng khám giám định trực tiếp tại gia đình hoặc các cơ sở y tế bằng hình thức khám lâm sàng và xét nghiệm cần thiết; kết luận giám định theo tiêu chuẩn trong “Phụ lục 1 - Danh mục các bệnh hiểm nghèo” để kết luận.
Chủ tịch Hội đồng và các thành viên chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết luận giám định. Trường hợp không thống nhất được kết luận thì chuyển hồ sơ lên Hội đồng giám định y khoa cấp quân khu.
Theo đó, Hội đồng giám định bệnh hiểm nghèo đối với cán bộ quân đội nghỉ hưu (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định thành lập.
Thành phần Hội đồng, gồm: Chủ tịch Hội đồng là Chủ nhiệm quân y; ủy viên thường trực là Trưởng Ban Chính sách; ủy viên - thư ký là bác sỹ trợ lý quân y; ủy viên khác là Trưởng Ban Cán bộ; Trưởng Ban Quân lực.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Bệnh hiểm nghèo có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?