Cần lựa chọn địa điểm xây dựng cơ sở chế biến chè như thế nào để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm?
Địa điểm xây dựng cơ sở chế biến chè phải đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-07:2009/BNNPTNT thì địa điểm xây dựng cơ sở chế biến chè và môi trường xung quanh cần đáp ứng những yêu cầu sau đây để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Nhà xưởng phải được xây dựng theo quy hoạch của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; gần vùng nguyên liệu và đảm bảo có nguyên liệu đủ cho nhà máy hoạt động.
- Không đặt cơ sở chế biến tại nơi mà sau khi xem xét các biện pháp bảo vệ vẫn thấy còn mối nguy đối với VSATTP của chè; cách xa khu vực ô nhiễm như khu chứa chất thải, hoá chất độc hại, chuồng trại chăn nuôi,…
- Đảm bảo có đủ nguồn nước sạch, nguồn điện và thuận tiện về giao thông.
- Hệ thống thoát nước và độ cao của mặt bằng xây dựng đảm bảo không bị ngập úng khi mưa.
- Mật độ xây dựng nhà xưởng sản xuất tối đa bằng 55% tổng mặt bằng nhà máy.
Cơ sở chế biến chè (Hình từ Internet)
Các công trình trong cơ sở chế biến chè phải đáp ứng những điều kiện gì về vệ sinh an toàn thực phẩm?
Theo tiểu mục 2.1.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-07:2009/BNNPTNT, các công trình và phương tiện phụ trợ trong cơ sở chế biến chè cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
(1) Hệ thống thông gió, hút bụi
- Mức giới hạn tần suất trao đổi không khí trong xưởng chế biến chè bằng 8 lần thể tích của phòng trong 1 giờ.
- Có thể bằng thông gió tự nhiên, thông gió cưỡng bức; hệ thống thông gió phù hợp với TCVN 3288: 1979; chất lượng không khí phải phù hợp với TCVN 5437: 1995.
- Khu vực cắt, phân loại, hoàn thành thành phẩm phải được trang bị hệ thống hút bụi. Nồng độ bụi trong không khí ở khu vực này phải dưới 30mg/m3.
(2) Hệ thống chiếu sáng
Nguồn ánh sáng tự nhiên hay nhân tạo, cường độ ánh sáng ³ 200 Lux đủ cho việc đi lại, theo dõi, vận hành thiết bị sản xuất. Các bóng đèn cần được che chắn an toàn.
(3) Hệ thống cung cấp nước
- Hệ thống cung cấp nước phải được thiết kế đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành.
- Nước sử dụng phải là nước sạch, phù hợp quy định của Bộ Y tế tại quyết định số 1329/QĐ-BYT ngày 18/4/2002 về việc ban hành Tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống. Số lượng nước phải đủ cho sản xuất, sinh hoạt và vệ sinh công nghiệp.
(4) Hệ thống cung cấp hơi nước và nhiệt
Nồi hơi phải bố trí khu vực riêng, có tường ngăn cách biệt với khu vực chế biến chè; nồi hơi và hệ thống ống dẫn hơi phải sạch, an toàn, không gây ô nhiễm cho chè.
(5) Khí nén
Khí nén phải sạch, an toàn, không gây ô nhiễm cho chè.
(6) Hệ thống thu gom và xử lý chất thải
- Trong xưởng sản xuất và toàn bộ khu vực chế biến phải bố trí thùng chứa chất thải bền, kín, đặt ở nơi thuận tiện.
- Phải có hệ thống thu gom xử lý các chất thải lỏng và rắn, đường vận chuyển đến khu xử lý phải riêng biệt để tránh gây ô nhiễm.
(7) Bảo hộ lao động và phòng chống cháy nổ
Cơ sở chế biến phải có phòng để thay trang phục bảo hộ lao động trước và sau khi làm việc.
Nơi sản xuất, kho, nhà làm việc phải được trang bị đầy đủ dụng cụ, phương tiện phòng chống cháy nổ; có bảng nộ quy về an toàn lao động và quy trình sản xuất, quy trình làm việc, quy trình vận hành máy móc thiết bị.
(8) Nhà vệ sinh
Phải có ít nhất 01 nhà vệ sinh cho 25 người. Nhà vệ sinh được bố trí cách biệt nơi sản xuất, không gây ô nhiễm về mùi, chất bẩn với khu sản xuất; được trang bị dụng cụ rửa tay, xà phòng, các chất tẩy rửa; ánh sáng và thông gió tốt; làm vệ sinh và thoát nước dễ dàng; có bảng chỉ dẫn "Rửa tay sau khi ra khỏi nhà vệ sinh".
(9) Phương tiện rửa
Mỗi công đoạn sản xuất (khu vực) tương ứng với 50 công nhân phải có ít nhất một vòi rửa hoặc bồn rửa tay, kèm theo khăn lau tay sử dụng một lần hay máy sấy khô tay.
(10) Dụng cụ phòng chống côn trùng, động vật gây hại
Kho bảo quản chè phải được trang bị dụng cụ phòng chống côn trùng, động vật gây hại xâm nhập.
(11) Các vật tư kỹ thuật
Hoá chất, chất phụ gia, chất bảo quản,… phải được chứa ở kho riêng biệt, an toàn.
(12) Phòng kỹ thuật – KCS
Phải bố trí nơi làm việc cho bộ phận kỹ thuật - KCS để làm nhiệm vụ quản lý kỹ thuật, phân tích các chỉ tiêu nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm phục vụ cho quá trình sản xuất.
Nền nhà xưởng của cơ sở chế biến chè cần xây dựng cao hơn mặt bằng chung bao nhiêu?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-07:2009/BNNPTNT quy định về kết cấu nhà xưởng của cơ sở chế biến chè như sau:
Kết cấu nhà xưởng
Nhà xưởng, nền nhà phải được xây dựng cao hơn so với mặt bằng chung tối thiểu 20cm (trừ những khu vực cần bố trí cốt âm).
Được thiết kế theo quy tắc một chiều từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm cuối cùng; giữa các khu vực sản xuất phải có tường ngăn để tránh xảy ra ô nhiễm chéo.
- Bề mặt tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm chè phải bền, dễ làm sạch, duy tu, bảo dưỡng và khử trùng; vật liệu chế tạo phải nhẵn, ít bị thấm nước, không thôi nhiễm ra chè, có khả năng chống ăn mòn bởi các chất tẩy rửa, khử trùng trong điều kiện bình thường.
- Kết cấu bao che (tường, cửa đi, cửa sổ) và sàn nhà phải làm bằng các vật liệu ít thấm nước, không đọng nước, thuận tiện cho vệ sinh công nghiệp, tránh sự xâm nhập của côn trùng và động vật.
- Đường nội bộ bền chắc, không gây bụi, hệ thống thoát nước tốt, khép kín, không gây ô nhiễm.
Theo đó, nền nhà xưởng tại cơ sở chế biến chè phải được xây dựng cao hơn so với mặt bằng chung tối thiểu 20cm (trừ những khu vực cần bố trí cốt âm).
Đinh Thị Ngọc Huyền
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở chế biến chè có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?