Cày airdrop là gì? Kiếm tiền airdrop là như thế nào? Tiền kiếm được từ việc cày airdrop có hợp pháp không?
Cày airdrop là gì? Kiếm tiền airdrop là như thế nào?
>>> Xem thêm: Dự án airdrop là gì?
Trước hết, thì "Airdrop" trong lĩnh vực cryto là một thuật ngữ chỉ những hoạt động phân phối các đồng coin token miễn phí cho người dùng sớm của các dự án startup.
Crypto ở đây là tiền điện tử từ các dự án airdrop, đây là một dạng của tiền tệ số hoặc tiền điện tử được sử dụng để giao dịch giá trị trực tuyến.
Theo đó, "Cày airdrop" là thuật ngữ dùng để chỉ hành động tích cực tham gia vào các hoạt động nhận tiền điện tử miễn phí hoặc token từ một dự án.
Người tham gia "cày airdrop" sẽ thực hiện các yêu cầu nhất định như đăng ký tài khoản, theo dõi các tài khoản mạng xã hội của dự án, chia sẻ thông tin về dự án đó trên các nền tảng của họ, hoặc mời bạn bè tham gia để đủ điều kiện nhận token miễn phí từ đó quy đổi ra tiền đồng USD hoặc VNĐ.
Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Cày airdrop là gì? Kiếm tiền airdrop là như thế nào? Tiền kiếm được từ việc cày airdrop có hợp pháp không? (Hình từ Internet)
Số tiền kiếm được từ việc cày airdrop có hợp pháp không?
Như đã nêu ở trên thì sau khi nhận được các token từ việc cày airdrop, người chơi có thể tiến hành giao dịch trên sàn giao dịch tiền điện tử để đổi lấy tiền. Đơn vị tiền tệ trên các sàn giao dich này thường là USD.
Tại điểm a khoản 2 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định về ngoại hối như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
2. Ngoại hối bao gồm:
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
...
Ngoài ra, tại Điều 16 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định về đơn vị tiền như sau:
Đơn vị tiền
Đơn vị tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là "Đồng", ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND", một đồng bằng mười hào, một hào bằng mười xu.
Tại Điều 17 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 có quy định về phát hành tiền giấy, tiền kim loại như sau:
Phát hành tiền giấy, tiền kim loại
...
2. Tiền giấy, tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành là phương tiện thanh toán hợp pháp trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
...
Tại Điều 4 Nghị định 101/2012/NĐ-CP về việc thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP) quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt sử dụng trong giao dịch thanh toán (sau đây gọi là phương tiện thanh toán), bao gồm: Séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
7. Phương tiện thanh toán không hợp pháp là các phương tiện thanh toán không thuộc quy định tại Khoản 6 Điều này.
...
Từ các quy định vừa nêu thì đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác (ngoại tệ) được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực là phương tiện thanh toán tại Việt Nam.
Số tiền kiếm được từ việc cày airdrop nếu đã được quy định ra đồng USD (ngoại tệ) thì sẽ được xem là phương tiện thanh toán hợp pháp.
Trực tiếp sử dụng các token có được từ việc cày airdrop để làm phương tiện thanh toán thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 6 Điều 26 Nghị định 88/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm d khoản 15 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP) có quy định như sau:
Vi phạm quy định về hoạt động thanh toán
...
6. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Mở tài khoản thanh toán cho khách hàng, cho phép khách hàng sử dụng tài khoản thanh toán không đúng quy định của pháp luật trong quá trình cung ứng dịch vụ thanh toán;
b) Thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán với số lượng từ 10 tài khoản thanh toán trở lên mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Làm giả phương tiện thanh toán, lưu giữ, lưu hành, chuyển nhượng, sử dụng phương tiện thanh toán giả mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Phát hành, cung ứng, sử dụng các phương tiện thanh toán không hợp pháp mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
đ) Hoạt động không đúng nội dung chấp thuận của Ngân hàng Nhà nước về việc cung ứng dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng.
Như vậy, trong trường hợp cá nhân trực tiếp sử dụng các token có được từ việc cày airdrop để làm phương tiện thanh toán có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000.
Đối với tổ chức thì mức xử phạt vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, cá nhân có hành vi phát hành, cung ứng, sử dụng phương tiện thanh toán không hợp pháp; làm giả chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán; sử dụng chứng từ thanh toán, phương tiện thanh toán giả thì còn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu thuộc trường hợp tại khoản 1 Điều 206 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 48 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017).
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tiền điện tử có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy giới thiệu Đảng viên là cán bộ điều động, luân chuyển ở nhà công vụ, tập thể cơ quan không thường xuyên về nơi cư trú?
- Mẫu thông báo phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có đấu nối với hệ thống điện quốc gia mới nhất?
- Kỳ kế toán đầu tiên sau khi sáp nhập, sổ kế toán được doanh nghiệp mới ghi phải phản ánh những gì?
- Mẫu tổng hợp các ngành nghề, công việc hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật hiện nay là mẫu nào?
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam có phải là tổ chức chính trị - xã hội? Ai được tham gia Hội Cựu chiến binh Việt Nam?