Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị là cây nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị gồm các tài liệu nào?

Tôi có câu hỏi là cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị là cây nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị gồm các tài liệu nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.P đến từ Bình Phước.

Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị là cây nào?

Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị được giải thích tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 64/2010/NĐ-CP thì cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị là cây xanh được trồng trong khuôn viên các trụ sở, trường học, bệnh viện, nghĩa trang, các công trình tín ngưỡng, biệt thự, nhà ở và các công trình công cộng khác do các tổ chức, cá nhân quản lý và sử dụng.

cây xanh đô thị

Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị là cây nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị gồm các tài liệu nào? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị gồm các tài liệu nào?

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị gồm các tài liệu được quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 64/2010/NĐ-CP như sau:

Đối với cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị
1. Các tổ chức và cá nhân chịu trách nhiệm trong việc trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh trong khuôn viên do mình quản lý.
2. Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh phải thực hiện theo quy định tại điểm a, điểm đ của khoản 2; khoản 4; điểm a, điểm c, điểm d của khoản 7 Điều 14 của Nghị định này.
3. Việc trồng cây trang trí, cây cảnh, cây hoa trên các ban công, sân thượng phải bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường và mỹ quan đô thị.

Dẫn chiếu tới khoản 4 Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP như sau:

Chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
1. Điều kiện chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị:
a) Cây đã chết, đã bị đổ gãy hoặc có nguy cơ gãy đổ gây nguy hiểm;
b) Cây xanh bị bệnh hoặc đến tuổi già cỗi không đảm bảo an toàn;
c) Cây xanh trong các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình.
2. Các trường hợp chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị phải có giấy phép:
a) Cây xanh thuộc danh mục cây bảo tồn;
b) Cây bóng mát trên đường phố;
c) Cây bóng mát; cây bảo tồn; cây đã được đánh số, treo biển trong công viên, vườn hoa, các khu vực công cộng và các khu vực thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình;
d) Cây bóng mát có chiều cao từ 10 m trở lên; cây bảo tồn trong khuôn viên của các tổ chức, cá nhân.
3. Các trường hợp được miễn giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị là: chặt hạ ngay cho tình thế khẩn cấp, do thiên tai hoặc cây đã chết, đã bị đổ gãy. Trước khi chặt hạ, dịch chuyển phải có biên bản, ảnh chụp hiện trạng và phải báo cáo lại cơ quan quản lý cây xanh đô thị chậm nhất trong vòng 10 ngày kể từ ngày thực hiện xong.
4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị bao gồm:
a) Đơn đề nghị nêu rõ vị trí chặt hạ, dịch chuyển; kích thước, loại cây và lý do cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị;
b) Sơ đồ vị trí cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển;
c) Ảnh chụp hiện trạng cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển.

Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị gồm các tài liệu sau:

- Đơn đề nghị nêu rõ vị trí chặt hạ, dịch chuyển; kích thước, loại cây và lý do cần chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị;

- Sơ đồ vị trí cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển;

- Ảnh chụp hiện trạng cây xanh đô thị cần chặt hạ, dịch chuyển.

Thời hạn chặt hạ cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị trong bao nhiêu ngày?

Thời hạn chặt hạ cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị trong bao nhiêu ngày, thì theo quy định tại điểm a khoản 7 Điều 14 Nghị định 64/2010/NĐ-CP như sau:

Chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
5. Tiếp nhận hồ sơ và thời gian giải quyết cấp giấy phép
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị được nộp tại cơ quan quản lý cây xanh đô thị theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Thời gian giải quyết cho việc cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển tối đa không quá 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
6. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định thẩm quyền cấp giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị. Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép và giấy phép chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị quy định tại Phụ lục I và Phụ lục II của Nghị định này.
7. Thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị
a) Thời hạn để thực hiện việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị không quá 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép;
b) Đối với việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh trong các dự án đầu tư xây dựng công trình phải được thực hiện theo tiến độ thực hiện dự án;
c) Trước khi triển khai việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh, tổ chức hoặc cá nhân thực hiện phải thông báo cho chính quyền địa phương;
d) Việc chặt hạ, dịch chuyển cây xanh đô thị trong các khu vực công cộng và trong các khuôn viên của tổ chức, cá nhân quản lý phải bảo đảm quy trình kỹ thuật, an toàn cho người và tài sản.

Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn để thực hiện việc chặt hạ cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị là không quá 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy phép.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cây xanh đô thị

Bùi Thị Thanh Sương

Cây xanh đô thị
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cây xanh đô thị có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cây xanh đô thị
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đất cây xanh đô thị bao gồm các loại đất nào? Yêu cầu về quy hoạch không gian xanh, đất cây xanh đô thị như thế nào?
Pháp luật
Khi có giấy phép chặt hạ dịch chuyển cây xanh đô thị thì phải thực hiện việc chặt hạ dịch chuyển cây xanh đô thị trong vòng bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Chặt hạ cây xanh đô thị là cây bảo tồn mà không có giấy phép thì bị phạt bao nhiêu tiền? Cây xanh đô thị được bảo vệ như thế nào?
Pháp luật
Ngăn cản việc trồng cây xanh theo quy định thì có bị xử phạt không? Nếu có thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Cây xanh đô thị được trồng phải được đảm bảo đúng tiêu chuẩn cây trồng theo quy hoạch chi tiết khu đô thị đúng không?
Pháp luật
Kế hoạch đầu tư, phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố Hà Nội bao gồm các nội dung chính nào?
Pháp luật
Công tác cắt tỉa hạ độ cao cây bóng mát trên địa bàn thành phố Hà Nội áp dụng đối với các loại cây nào?
Pháp luật
Cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị là cây nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ cây xanh sử dụng hạn chế trong đô thị gồm các tài liệu nào?
Pháp luật
Cây cổ thụ được hiểu là như thế nào? Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép chặt hạ cây cổ thụ gồm các giấy tờ nào?
Pháp luật
Cây xanh đô thị được hiểu là như thế nào? Chặt hạ cây xanh đô thị trước nhà có cần phải xin phép không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào