Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên bị nhiễm HIV bị xử phạt vi phạm hành chính tối đa bao nhiêu tiền?

Cha mẹ có có được chấm dứt quan hệ huyết thống với con chưa thành niên bị nhiễm HIV không? Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên bị nhiễm HIV bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền theo quy định hiện hành?

Người chưa thành niên thường bị lây nhiễm HIV trong các trường hợp nào?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Chương 2 Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS ban hành kèm theo Quyết định 5968/QĐ-BYT năm 2021 quy định như sau:

II. ĐIỀU TRỊ DỰ PHÒNG SAU PHƠI NHIỄM VỚI HIV
Điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP) là dùng thuốc kháng HIV (thuốc ARV) cho những người bị phơi nhiễm với HIV. Việc điều trị sau phơi nhiễm cần được thực hiện càng sớm cáng tốt tốt nhất trong vòng 24 giờ và không muộn hơn 72 giờ sau phơi nhiễm. Phơi nhiễm có thể xảy ra trong môi trường nghề nghiệp và ngoài môi trường nghề nghiệp.
1. Các dạng phơi nhiễm
Phơi nhiễm với HIV là việc tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch sinh học của người nhiễm HIV. Trường hợp dùng chung bơm kim tiêm và hoặc quan hệ tình dục không an toàn với người có nguy cơ cao nhiễm HIV hoặc không rõ tình trạng nhiễm HIV có thể được xem như phơi nhiễm với HIV.
Các dạng phơi nhiễm thường gặp:
- Kim đâm xuyên da khi làm thủ thuật, tiêm truyền, lấy máu làm xét nghiệm, chọc dò;
- Vết thương do dao mổ và các dụng cụ sắc nhọn khác có dính máu hoặc dịch sinh học của người bệnh.
- Tổn thương qua da do ống đựng máu hoặc dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.
- Máu, chất dịch cơ thể của người bệnh dính vào các vùng da bị tổn thương hoặc niêm mạc (mắt, mũi, họng).
- Sử dụng chung bơm kim tiêm đối với người nghiện chích ma tuý.
- Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV hoặc người không rõ tình trạng HIV hoặc bị hiếp dâm, cưỡng dâm.
Phân loại phơi nhiễm với HIV: có 2 loại gồm:
- Phơi nhiễm trong môi trường nghề nghiệp là phơi nhiễm xảy ra trong quá trình thực thi nhiệm vụ.
- Phơi nhiễm ngoài môi trường nghề nghiệp là phơi nhiễm xảy ra không liên quan đến nghề nghiệp.

Theo đó, người chưa thành niên thường bị lây nhiễm HIV trong các trường hợp:

- Kim đâm xuyên da khi làm thủ thuật, tiêm truyền, lấy máu làm xét nghiệm, chọc dò;

- Vết thương do dao mổ và các dụng cụ sắc nhọn khác có dính máu hoặc dịch sinh học của người bệnh.

- Tổn thương qua da do ống đựng máu hoặc dịch của người bệnh bị vỡ đâm vào.

- Máu, chất dịch cơ thể của người bệnh dính vào các vùng da bị tổn thương hoặc niêm mạc (mắt, mũi, họng).

- Sử dụng chung bơm kim tiêm đối với người nghiện chích ma tuý.

- Quan hệ tình dục với người nhiễm HIV hoặc người không rõ tình trạng HIV hoặc bị hiếp dâm, cưỡng dâm.

Người chưa thành niên thường bị lây nhiễm HIV trong các trường hợp nào?

Người chưa thành niên thường bị lây nhiễm HIV trong các trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Cha mẹ có có được chấm dứt quan hệ huyết thống với con chưa thành niên bị nhiễm HIV không?

Căn cứ Điều 69 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

Nghĩa vụ và quyền của cha mẹ
1. Thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.
2. Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
3. Giám hộ hoặc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự cho con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự.
4. Không được phân biệt đối xử với con trên cơ sở giới hoặc theo tình trạng hôn nhân của cha mẹ; không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động; không được xúi giục, ép buộc con làm việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

Theo đó, cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương yêu con, tôn trọng ý kiến của con; chăm lo việc học tập, giáo dục để con phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, trở thành người con hiếu thảo của gia đình, công dân có ích cho xã hội.

Pháp luật Việt Nam hiện hành không có quy định về việc xóa bỏ hay chấm dứt quan hệ huyết thống giữa con cái và cha mẹ. Quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và con cái được xác định và hình thành từ sự kết nối máu mủ, đây là một mối quan hệ tự nhiên không thể bị thay đổi hay chấm dứt bằng các yếu tố bên ngoài hay ý chí của con người.

Quan hệ huyết thống có tầm quan trọng đặc biệt trong văn hóa và pháp luật, liên quan đến nhiều quyền lợi và nghĩa vụ pháp lý. Nó là nền tảng cho các quyền và nghĩa vụ như quyền thừa kế, quyền nuôi dưỡng, quyền chăm sóc, cũng như trách nhiệm chu cấp và giáo dục con cái.

Các quyền lợi của con cái, đặc biệt là đối tượng chưa thành niên luôn được đặt lên hàng đầu và bảo vệ một cách nghiêm ngặt, bất kể các vấn đề phát sinh trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái.

Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên bị nhiễm HIV bị xử phạt vi phạm hành chính tối đa bao nhiêu tiền?

Căn cứ điểm d khoản 2 Điều 23 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định:

Vi phạm quy định về chống kỳ thị, phân biệt đối xử đối với người nhiễm HIV
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Yêu cầu xét nghiệm HIV hoặc xuất trình kết quả xét nghiệm HIV đối với người lao động dự tuyển, từ chối tuyển dụng vì lý do người dự tuyển lao động nhiễm HIV, trừ trường hợp một số nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo quy định của Chính phủ;
b) Từ chối tiếp nhận học sinh, sinh viên, học viên vì lý do người đó nhiễm HIV;
c) Từ chối tiếp nhận đối tượng bảo trợ xã hội vào cơ sở bảo trợ xã hội vì lý do nhiễm HIV;
d) Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên nhiễm HIV; người giám hộ bỏ rơi người được giám hộ nhiễm HIV;
đ) Tách biệt, hạn chế, cấm đoán học sinh, sinh viên, học viên tham gia các hoạt động, dịch vụ của cơ sở vì lý do người đó nhiễm HIV;
e) Phân biệt đối xử trong chăm sóc, điều trị người nhiễm HIV;
g) Bố trí công việc không phù hợp với sức khỏe và trình độ chuyên môn của người lao động nhiễm HIV.
...

Theo đó, cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên bị nhiễm HIV có thể bị xử phạt vi phạm hành chính đến 10.000.000 đồng tùy tính chất và mức độ sự việc.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Con chưa thành niên

Phạm Thị Hồng

Con chưa thành niên
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Con chưa thành niên có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Con chưa thành niên
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cha mẹ có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng con chưa thành niên bị mất năng lực hành vi dân sự hay không?
Pháp luật
Con chưa thành niên dưới 15 tuổi mà có tài sản riêng thì cha mẹ được quyền định đoạt tài sản của con không?
Pháp luật
Cha, mẹ bỏ rơi con chưa thành niên bị nhiễm HIV bị xử phạt vi phạm hành chính tối đa bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Chuyển nhượng tài sản của con chưa thành niên được quy định như thế nào? Con chưa thành niên có được quyền quản lý tài sản riêng của mình không?
Pháp luật
Hội liên hiệp phụ nữ có thể yêu cầu Tòa án quyết định không cho cha mẹ quản lý tài sản riêng của con chưa thành niên hay không?
Pháp luật
Con chưa thành niên đi theo thành viên cơ quan Việt Nam ở nước ngoài được hỗ trợ học phí như thế nào?
Pháp luật
Tài sản riêng của con chưa thành niên thì cha mẹ có phải đương nhiên là người quản lý hay không?
Pháp luật
Cha bắt con sau khi ly hôn bị xử lý như thế nào? Có thể yêu cầu tòa án hạn chế quyền của cha mẹ đối với con chưa thành niên không?
Pháp luật
Mẹ không giao con chưa thành niên cho cha nuôi dưỡng theo quyết định của Tòa án thì có bị phạt tù không?
Pháp luật
Trường hợp vợ chồng ly hôn thì làm thế nào để xác định được ai có quyền nuôi dưỡng con chưa thành niên?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào