Cha mẹ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi chồng thường xuyên đánh đập vợ hay không?
- Cha mẹ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi chồng thường xuyên đánh đập vợ hay không?
- Việc chia tài sản khi giải quyết ly hôn có xem xét đến yếu tố người chồng thường xuyên đánh đập vợ?
- Chồng thường xuyên đánh đập, bạo hành vợ có bị hạn chế quyền thăm nom con nhỏ sau khi ly hôn hay không?
Cha mẹ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi chồng thường xuyên đánh đập vợ hay không?
Theo khoản 2 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:
Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
...
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
...
Do đó, quy định chỉ cho phép là cha, mẹ có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Còn trường hợp trên không thỏa mãn điều kiện này, do đó cha mẹ không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Cha mẹ chồng có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi chồng thường xuyên đánh đập vợ hay không? (Hình từ Internet)
Việc chia tài sản khi giải quyết ly hôn có xem xét đến yếu tố người chồng thường xuyên đánh đập vợ?
Theo điểm d khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
...
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
...
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
...
Đồng thời, theo điểm d khoản 4 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:
Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
...
4. Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia:
...
d) “Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng” là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.
Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.
...
Theo đó, tài sản chung của vợ chồng được chia đôi khi giải quyết ly hôn nhưng có xem xét đến hành vi bạo lực gian đình của người chồng.
Ví dụ: Trường hợp người chồng có hành vi bạo lực gia đình, không chung thủy hoặc phá tán tài sản thì khi giải quyết ly hôn Tòa án phải xem xét yếu tố lỗi của người chồng khi chia tài sản chung của vợ chồng để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của vợ và con chưa thành niên.
Chồng thường xuyên đánh đập, bạo hành vợ có bị hạn chế quyền thăm nom con nhỏ sau khi ly hôn hay không?
Theo Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:
Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.
Đồng thời theo khoản 1 Điều 85 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên như sau:
Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên
1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:
a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
b) Phá tán tài sản của con;
c) Có lối sống đồi trụy;
d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
...
Theo đó, trường hợp sau khi đã giải quyết ly hôn mà con nhỏ sống chung với vợ thì người chồng có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở, trừ các trường hợp sau đây người chồng có thể bị hạn chế quyền đối với con:
- Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;
- Phá tán tài sản của con;
- Có lối sống đồi trụy;
- Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
Như vậy, cho dù nguyên nhân ly hôn xuất phát từ việc chồng thường xuyên đánh đập vợ nhưng nếu không thuộc các trường hợp hạn chế quyền đối với con thì người chồng vẫn có quyền thăm nom con mà không ai được cản trở.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Giải quyết ly hôn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Điều lệ Đảng quy định thế nào về độ tuổi kết nạp Đảng? Đảng viên phải thường xuyên tự phê bình với Đảng?
- Công tác quan trắc công trình có nằm trong nội dung thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình không?
- Chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử trong cơ quan nhà nước được xác định như thế nào?
- Mẫu hồ sơ mời thầu tư vấn theo thông tư 06 mới nhất áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi một giai đoạn một túi hồ sơ?
- Nguyên tắc thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính là gì?