Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì xử lý việc chồng chéo những nội dung nào theo quy định?
Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 82/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Bộ Tài chính
Chánh Thanh tra Bộ Tài chính thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Điều 19 của Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.
2. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Tài chính trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.
3. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra.
4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 19 của Luật Thanh tra hiện hành và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra trong phạm vi trách nhiệm của mình.
- Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của Bộ Tài chính trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra.
- Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia hoạt động thanh tra.
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Chánh Thanh tra Bộ Tài chính (Hình từ Internet)
Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì xử lý việc chồng chéo những nội dung nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 82/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Xử lý chồng chéo trong hoạt động thanh tra
1. Kế hoạch thanh tra của cơ quan cấp dưới nếu có sự chồng chéo với kế hoạch của cơ quan cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch của cơ quan cấp trên.
2. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm; phối hợp với Chánh Thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Tài chính với các cơ quan thanh tra Bộ; phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Tài chính với các cơ quan thanh tra của địa phương; trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định khi cần thiết.
3. Chánh Thanh tra Sở Tài chính báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh xử lý việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra với các cơ quan thanh tra của địa phương. Trường hợp chồng chéo với các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành Tài chính thì phối hợp xử lý; báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xem xét quyết định khi cần thiết.
4. Tổng cục trưởng chịu trách nhiệm xử lý các vấn đề chồng chéo trong hoạt động thanh tra của các đơn vị cấp dưới thuộc phạm vi quản lý; phối hợp với các đơn vị liên quan trong ngành xử lý chồng chéo phát sinh; báo cáo Chánh Thanh tra Bộ Tài chính xem xét quyết định khi cần thiết.
Như vậy, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì xử lý việc chồng chéo về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm;
Phối hợp với Chánh Thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Tài chính với các cơ quan thanh tra Bộ;
Phối hợp với Chánh Thanh tra tỉnh giải quyết việc chồng chéo trong hoạt động thanh tra ngành Tài chính với các cơ quan thanh tra của địa phương; trình Bộ trưởng Bộ Tài chính xem xét quyết định khi cần thiết.
Chánh Thanh tra Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo về công tác thanh tra cho ai?
Theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 82/2012/NĐ-CP quy định như sau:
Tổng hợp, báo cáo công tác thanh tra ngành Tài chính
1. Chánh Thanh tra Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng Thanh tra Chính phủ về công tác thanh tra, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
2. Tổng cục, Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm tổng hợp, báo cáo Thanh tra Bộ Tài chính về công tác thanh tra chuyên ngành, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
3. Cục thuộc Tổng cục tổng hợp, báo cáo Tổng cục về công tác thanh tra chuyên ngành, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
4. Chi cục Thuế báo cáo Cục Thuế về công tác thanh tra chuyên ngành, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
5. Chánh Thanh tra Sở Tài chính báo cáo Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Như vậy, Chánh Thanh tra Bộ Tài chính tổng hợp, báo cáo về công tác thanh tra cho Bộ trưởng Bộ Tài chính, Tổng Thanh tra Chính phủ trong phạm vi trách nhiệm của mình.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thanh tra Bộ Tài chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đánh giá hồ sơ dự thầu qua mạng E HSDT theo quy trình 02 có ưu đãi không? Đánh giá E HSDT theo quy trình 02 được áp dụng khi nào?
- Tư cách pháp nhân có phải nằm trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ phát triển đất hay không?
- Khoản cấp tín dụng có vấn đề do tổ chức tín dụng phi ngân hàng quy định đảm bảo tối thiểu là gì?
- Trường hợp nào được phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp? Phương pháp phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
- Hồ sơ hợp đồng tư vấn xây dựng gồm những tài liệu gì theo quy định mới nhất? Thứ tự ưu tiên áp dụng các loại tài liệu?