Chất thải rắn từ sinh hoạt hàng ngày của nhân viên y tế có được xem là một loại chất thải y tế hay không?
Chất thải rắn từ sinh hoạt hàng ngày của nhân viên y tế có được xem là một loại chất thải y tế hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 20/2021/TT-BYT, chất thải y tế được quy định như sau:
"1. Chất thải y tế là chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế, bao gồm chất thải y tế nguy hại, chất thải rắn thông thường, khí thải, chất thải lỏng không nguy hại và nước thải y tế."
Tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định cụ thể những chất thải được xem là chất thải rắn thông thường, cụ thể:
"4. Chất thải rắn thông thường bao gồm:
a) Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người nhà người bệnh, học viên, khách đến làm việc và các chất thải ngoại cảnh trong cơ sở y tế (trừ chất thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực cách ly, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm);
b) Hóa chất thải bỏ không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;
c) Vỏ chai, lọ đựng thuốc hoặc hoá chất, dụng cụ dính thuốc hoặc hoá chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại trên bao bì từ nhà sản xuất;
d) Vỏ lọ vắc xin thải bỏ không thuộc loại vắc xin bất hoạt hoặc giảm độc lực;
đ) Chất thải sắc nhọn không lây nhiễm, không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;
e) Chất thải lây nhiễm sau khi đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường;
g) Bùn thải từ hệ thống xử lý nước thải không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại; tro, xỉ từ lò đốt chất thải rắn y tế không có thành phần, tính chất nguy hại vượt ngưỡng chất thải nguy hại;
h) Chất thải rắn thông thường khác;
i) Danh mục chất thải rắn thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này."
Chất thải rắn thông thường
Dựa vào quy định trên, có thể thấy chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế được xem là một loại chất thải rắn thông thường, và là chất thải y tế theo quy định của pháp luật hiện hành.
Chất thải rắn thông thường được phân loại như thế nào?
Tại khoản 5 Điều 6 Thông 20/2021/TT-BYT quy định việc phân loại chất thải y tế đối với trường hợp chất thải rắn thông thường như sau:
- Chất thải rắn thông thường không sử dụng để tái chế: đựng trong túi hoặc thùng hoặc thùng có lót túi và có màu xanh. Chất thải sắc nhọn đựng trong dụng cụ kháng thủng;
- Chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế: đựng trong túi hoặc thùng hoặc thùng có lót túi và có màu trắng.
Chất thải rắn thông thường có được tái chế hay không?
Tại Điều 10 Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định việc quản lý chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế như sau:
"Điều 10. Quản lý chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế
1. Trên cơ sở Danh mục chất thải rắn thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, cơ sở y tế ban hành danh mục chất thải rắn thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế phù hợp với tình hình phát sinh chất thải của đơn vị.
2. Chất thải lây nhiễm sau khi xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được quản lý như chất thải rắn thông thường và được phép thu gom để tái chế. Khi chuyển giao chất thải, cơ sở y tế phải bảo đảm bao bì lưu chứa chất thải được buộc kín, bên ngoài bao bì có biểu tượng chất thải tái chế theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này và ghi đầy đủ thông tin vào Sổ bàn giao chất thải đã khử khuẩn đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường phục vụ mục đích tái chế theo mẫu quy định tại Phụ lục số 04 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Chất thải nhựa được phân loại, thu gom để phục vụ mục đích tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật."
Như vậy, một số chất thải rắn thông thường được tái chế theo quy định của pháp luật. Dẫn chiếu đến Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 20/2021/TT-BYT quy định danh mục chất thải rắn thông thường được phép gom để phục vụ mục đích tái chế:
DANH MỤC CHẤT THẢI RẮN THÔNG THƯỜNG ĐƯỢC PHÉP THU GOM PHỤC VỤ MỤC ĐÍCH TÁI CHẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế)
TT | Loại chất thải | Yêu cầu |
I | Chất thải là vật liệu giấy |
|
1 | Giấy, báo, bìa, thùng các-tông, vỏ hộp thuốc và các vật liệu giấy | Không thấm, dính, chứa máu của cơ thể, vi sinh vật gây bệnh hoặc không có yếu tố nguy hại khác vượt ngưỡng chất thải nguy hại |
II | Chất thải là vật liệu nhựa |
|
1 | Các chai nhựa đựng thuốc, hóa chất không thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc không có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất. | Không thấm, dính, chứa máu của cơ thể, không chứa vi sinh vật gây bệnh |
2 | Các chai nước giải khát bằng nhựa và các sản phẩm bằng nhựa khác sử dụng trong hoạt động sinh hoạt thường ngày | Không thải ra từ khu vực cách ly, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B |
3 | Các chai dịch truyền nhựa, dây truyền dịch, bơm tiêm nhựa (không bao gồm đầu sắc nhọn), vật liệu nhựa khác | Không thấm, dính, chứa máu của cơ thể, không chứa vi sinh vật gây bệnh, không chứa yếu tố nguy hại |
4 | Các chai dịch truyền nhựa, dây truyền dịch, bơm tiêm nhựa (không bao gồm đầu sắc nhọn), vật liệu nhựa khác đã xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường | Không chứa yếu tố nguy hại |
III | Chất thải là vật liệu kim loại |
|
1 | Các chai, lon nước giải khát và các vật liệu kim loại khác sử dụng trong hoạt động sinh hoạt thường ngày | Không thải ra từ khu vực cách ly, điều trị người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A, nhóm B |
IV | Chất thải là vật liệu thủy tinh |
|
| Các vỏ chai, lọ, lọ thuốc thủy tinh thải bỏ | Không dính, chứa các loại thuốc, hóa chất thuộc nhóm gây độc tế bào hoặc có cảnh báo nguy hại từ nhà sản xuất; không thấm, dính, chứa máu của cơ thể, không chứa vi sinh vật gây bệnh |
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chất thải rắn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị chuyển đổi chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng mới nhất? Chứng chỉ hành nghề xây dựng cấp lần đầu có hiệu lực mấy năm?
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?