Chất thải từ tàu thuyền gồm những chất thải nào? Tàu thuyền có nhu cầu xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển được quy định như thế nào?
Chất thải từ tàu thuyền gồm những chất thải nào?
Chất thải từ tàu thuyền gồm những chất thải theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 41/2017/TT-BGTVT như sau:
Chất thải từ tàu thuyền bao gồm rác thải, nước bẩn, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác phát sinh trong hoạt động của tàu thuyền.
Như vậy, theo quy định trên thì chất thải từ tàu thuyền bao gồm rác thải, nước bẩn, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác phát sinh trong hoạt động của tàu thuyền.
Chất thải từ tàu thuyền (Hình từ Internet)
Tàu thuyền có nhu cầu xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển được quy định như thế nào?
Tàu thuyền có nhu cầu xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển được quy định tại Điều 6 Thông tư 41/2017/TT-BGTVT như sau:
Khai báo nhu cầu xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển
1. Tàu thuyền có nhu cầu xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển, người làm thủ tục cho tàu thuyền thống nhất với doanh nghiệp cảng biển hoặc tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thu gom, xử lý chất thải đã được doanh nghiệp cảng biển công bố và thực hiện khai báo cụ thể loại chất thải, khối lượng chất thải theo kilôgam (sau đây viết tắt là kg) hoặc mét khối (sau đây viết tắt là m3), địa điểm chuyển thu gom và xử lý chất thải với Cảng vụ hàng hải khu vực tại mục 21 của Bản khai chung theo quy định tại Mẫu số 42 ban hành kèm theo Nghị định số 58/2017/NĐ-CP ngày 10/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải (sau đây viết tắt là Nghị định số 58/2017/NĐ-CP).
2. Trường hợp phải bơm nước bẩn, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác từ tàu thuyền để chuyển thu gom và xử lý, ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, người làm thủ tục cho tàu thuyền thực hiện khai báo với Cảng vụ hàng hải khu vực theo quy định tại Mẫu số 35 ban hành kèm theo Nghị định số 58/2017/NĐ-CP.
3. Trường hợp tàu thuyền hoạt động dài ngày trong một khu vực hàng hải do một Cảng vụ hàng hải khu vực quản lý có nhu cầu thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền, người làm thủ tục cho tàu thuyền thống nhất với tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thu gom và xử lý chất thải và thực hiện khai báo cụ thể loại chất thải, khối lượng chất thải theo kg hoặc m3, địa điểm và tổ chức, cá nhân thực hiện thu gom và xử lý, yêu cầu bơm chuyển chất thải với Cảng vụ hàng hải khu vực theo quy định tại Mẫu số 35 ban hành kèm theo Nghị định số 58/2017/NĐ-CP.
Như vậy, tàu thuyền có nhu cầu xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển thì người làm thủ tục cho tàu thuyền thống nhất với doanh nghiệp cảng biển hoặc tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thu gom, xử lý chất thải đã được doanh nghiệp cảng biển công bố và thực hiện khai báo cụ thể loại chất thải, khối lượng chất thải theo kilôgam (kg) hoặc mét khối (m3), địa điểm chuyển thu gom và xử lý chất thải với Cảng vụ hàng hải khu vực tại Mục 21 của Bản khai chung theo quy định tại Mẫu số 42 ban hành kèm theo Nghị định 58/2017/NĐ-CP.
Trường hợp phải bơm nước bẩn, nước lẫn cặn dầu và chất lỏng độc hại khác từ tàu thuyền để chuyển thu gom và xử lý, ngoài quy định tại khoản 1 Điều này, người làm thủ tục cho tàu thuyền thực hiện khai báo với Cảng vụ hàng hải khu vực theo quy định tại Mẫu số 35 ban hành kèm theo Nghị định 58/2017/NĐ-CP.
Trường hợp tàu thuyền hoạt động dài ngày trong một khu vực hàng hải do một Cảng vụ hàng hải khu vực quản lý có nhu cầu thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền, người làm thủ tục cho tàu thuyền thống nhất với tổ chức, cá nhân cung ứng dịch vụ thu gom và xử lý chất thải và thực hiện khai báo cụ thể loại chất thải, khối lượng chất thải theo kg hoặc m3, địa điểm và tổ chức, cá nhân thực hiện thu gom và xử lý, yêu cầu bơm chuyển chất thải với Cảng vụ hàng hải khu vực theo quy định tại Mẫu số 35 ban hành kèm theo Nghị định 58/2017/NĐ-CP.
Báo cáo tình hình quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển của Cảng vụ hàng hải khu vực gồm những nội dung gì?
Báo cáo tình hình quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển của Cảng vụ hàng hải khu vực gồm những nội dung được quy định tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 41/2017/TT-BGTVT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Thông tư 34/2020/TT-BGTVT như sau:
Trách nhiệm của Cảng vụ hàng hải khu vực
1. Tổ chức thực hiện, giám sát việc thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền tại cảng biển theo quy định tại Thông tư này và Nghị định số 58/2017/NĐ-CP .
2. Hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân, tàu thuyền thực hiện hoạt động thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền.
3. Lưu giữ các chứng từ thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền để sẵn sàng cung cấp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi được yêu cầu (đối với việc thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền tại khu neo đậu, khu chuyển tải do Nhà nước quản lý).
4. Tổng hợp, lập báo cáo tình hình quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển thuộc phạm vi quản lý theo quy định gửi Cục Hàng hải Việt Nam, chi tiết báo cáo như sau:
a) Tên báo cáo: Báo cáo tình hình quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền;
b) Nội dung yêu cầu báo cáo: Kết quả thực hiện quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển thuộc phạm vi quản lý;
c) Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;
d) Tần suất gửi báo cáo: Định kỳ hàng năm;
đ) Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất ngày 18 tháng 12 hàng năm;
c) Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của ký báo cáo;
g) Mẫu báo cáo: Theo quy định tại Mẫu số 4 của Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì báo cáo tình hình quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển của Cảng vụ hàng hải khu vực gồm những nội dung sau:
- Tên báo cáo: Báo cáo tình hình quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền;
- Nội dung yêu cầu báo cáo: Kết quả thực hiện quản lý thu gom và xử lý chất thải từ tàu thuyền trong vùng nước cảng biển thuộc phạm vi quản lý;
- Phương thức gửi, nhận báo cáo: Báo cáo được thể hiện dưới hình thức văn bản giấy hoặc văn bản điện tử. Báo cáo được gửi đến cơ quan nhận báo cáo bằng một trong các phương thức sau: gửi trực tiếp, qua dịch vụ bưu chính, fax, qua hệ thống thư điện tử, hoặc các phương thức khác theo quy định của pháp luật;
- Tần suất gửi báo cáo: Định kỳ hàng năm;
- Thời hạn gửi báo cáo: Chậm nhất ngày 18 tháng 12 hàng năm;
- Thời gian chốt số liệu báo cáo: Tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của ký báo cáo.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử lý chất thải có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?