Chế độ ưu tiên cho người dân tộc thiểu số trong vấn đề thi tuyển sinh cao đẳng, đại học gồm những gì?
Người dân tộc thiểu số thuộc nhóm đối tượng ưu tiên nào và được cộng mấy điểm khi xét tuyển Đại học?
Căn cứ quy định tại Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học ban hành kèm Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 16/2021/TT-BGDĐT quy định, có 2 nhóm đối tượng ưu tiên khi xét tuyển đại học. Trong đó có ghi nhận về ưu tiên khi xét tuyển đối với đối tượng là người dân tộc thiểu số như sau:
Nhóm ưu tiên 1 được cộng 2 điểm, bao gồm:
- Đối tượng 01: Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại Khu vực 1 (KV1) gồm:
+ Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định được áp dụng trong thời gian thí sinh học THPT hoặc trung cấp; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
Nhóm ưu tiên 2 được cộng 1 điểm, bao gồm:
- Đối tượng 06:
+ Công dân Việt Nam là người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú ở ngoài khu vực đã quy định thuộc đối tượng 01.
Chế độ ưu tiên cho người dân tộc thiểu số trong vấn đề thi tuyển sinh đại học gồm những gì?
Chế độ hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú đối với người dân tộc thiểu số?
Theo điểm b khoản 4 Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học ban hành kèm Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT, các trường hợp được hưởng ưu tiên khu vực theo hộ khẩu thường trú là:
- Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú;
- Học sinh có hộ khẩu thường trú (trong thời gian học THPT hoặc trung cấp) trên 18 tháng tại:
+ Các xã khu vực III và các xã có thôn đặc biệt khó khăn thuộc vùng dân tộc và miền núi; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo;
+ Các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135; các thôn, xã đặc biệt khó khăn tại các địa bàn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ nếu học THPT (hoặc trung cấp) tại địa điểm thuộc huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh có ít nhất một trong các xã thuộc diện đặc biệt khó khăn;
Phân chia theo từng khu vực để được cộng điểm vào bài thi đối với người dân tộc thiểu số
Căn cứ khoản 4, khoản 5 Điều 7 Quy chế tuyển sinh đại học ban hành kèm Thông tư 09/2020/TT-BGDĐT, các khu vực tuyển sinh được phân chia như sau:
"4. Chính sách ưu tiên theo khu vực
c) Các khu vực tuyển sinh được phân chia như sau: Khu vực 1 (KV1) gồm:
Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định được áp dụng trong thời gian thí sinh học THPT hoặc trung cấp; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ;
- Khu vực 2 - nông thôn (KV2-NT) gồm:
Các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3;
- Khu vực 2 (KV2) gồm:
Các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương (trừ các xã thuộc KV1);
- Khu vực 3 (KV3) gồm:
Các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương. Thí sinh thuộc KV3 không thuộc diện hưởng ưu tiên khu vực."
5. Khung điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực
a) Mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa hai nhóm đối tượng kế tiếp là 1,0 (một điểm), giữa hai khu vực kế tiếp là 0,25 (một phần tư điểm) tương ứng với tổng điểm 3 bài thi/môn thi (trong tổ hợp môn xét tuyển) theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi (không nhân hệ số);
b) Căn cứ vào quy định mức điểm ưu tiên ở điểm a khoản này, các trường tự xác định mức điểm ưu tiên đối với việc xét tuyển theo các thang điểm khác tương đương với tỷ lệ điểm ưu tiên/tổng điểm xét tuyển được quy định tại điểm a khoản này.
Như vậy, từ các quy định nêu trên thì khu vực 1 (KV1) được cộng 0,75 điểm, bao gồm: Các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi theo quy định được áp dụng trong thời gian thí sinh học THPT hoặc trung cấp; các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
Ngoài ra, đối với trường hợp người học là người dân tộc thiểu số rất ít người, Người dân tộc thiểu số ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức là người dân tộc thiểu số thì sẽ được thực hiện theo chế độ cử tuyển đối với người học tại Nghị định 141/2020/NĐ-CP quy định về chế độ cử tuyển đối với học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số. Anh có thể tham khảo thêm nội dung quy định tại văn bản này.
Phạm Lan Anh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Người dân tộc thiểu số có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?