Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng thương mại là gì? Việc áp dụng chế tài này có làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng không?
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng thương mại là gì? Có phải là chế tài trong thương mại không?
- Đối với các vi phạm cơ bản có được quyền áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng?
- Việc áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng thương mại có làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng không?
- Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp nào?
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng thương mại là gì? Có phải là chế tài trong thương mại không?
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng được quy định tại Điều 308 Luật Thương mại 2005 như sau:
Tạm ngừng thực hiện hợp đồng
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
2. Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Theo quy định này, tạm ngừng thực hiện hợp đồng là việc một bên tạm thời không thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để tạm ngừng thực hiện hợp đồng;
- Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng.
Lưu ý: tạm ngừng thực hiện hợp đồng không áp dụng cho các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm hợp đồng thương mại.
Dẫn chiếu đến Điều 292 Luật Thương mại 2005 quy định về các loại chế tài trong thương mại như sau:
Các loại chế tài trong thương mại
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
2. Phạt vi phạm.
3. Buộc bồi thường thiệt hại.
4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
6. Huỷ bỏ hợp đồng.
7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
Theo đó, các loại chế tài trong thương mại gồm các loại chế tài sau:
- Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
- Phạt vi phạm.
- Buộc bồi thường thiệt hại.
- Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
- Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
- Huỷ bỏ hợp đồng.
- Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
Chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng thương mại là gì? Việc áp dụng chế tài này có làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng không? (hình từ internet)
Đối với các vi phạm cơ bản có được quyền áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng?
Vi phạm cơ bản được giải thích tại khoản 13 Điều 3 Luật Thương mại 2005 như sau:
Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
Theo quy định này, vi phạm cơ bản được hiểu là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
Dẫn chiếu đến Điều 293 Luật Thương mại 2005 quy định như sau:
Áp dụng chế tài trong thương mại đối với vi phạm không cơ bản
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản.
Theo đó, trừ trường hợp có thoả thuận khác, bên bị vi phạm không được áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng đối với vi phạm không cơ bản.
Việc áp dụng chế tài tạm ngừng thực hiện hợp đồng thương mại có làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng không?
Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng được quy định tại Điều 309 Luật Thương mại 2005 như sau:
Hậu quả pháp lý của việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng
1. Khi hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
2. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.
Theo quy định này, hợp đồng bị tạm ngừng thực hiện thì hợp đồng vẫn còn hiệu lực.
Do đó có thể thấy việc tạm ngừng thực hiện hợp đồng không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của hợp đồng thương mại.
Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp nào?
Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp được quy định tại Điều 294 Luật Thương mại 2005, cụ thể như sau:
Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.
Theo quy định này thì bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau:
- Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
- Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
- Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
- Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng thương mại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai quyết toán thuế là gì? Thời gian gia hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với việc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế là bao lâu?
- Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất là tài sản công không sử dụng để ở gồm những gì? Thời hạn lập Kế hoạch quản lý khai thác nhà đất?
- Phổ cập giáo dục là gì? Nhà nước thực hiện phổ cập giáo dục cho cấp học nào? Ai thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục?
- 03 cấp đào tạo lý luận chính trị theo quy định? Trung tâm chính trị cấp huyện đào tạo cấp lý luận chính trị nào?
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?