Mẫu hợp đồng kinh tế 2024 như thế nào? Tải về mẫu hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại năm 2024 ở đâu?
Mẫu hợp đồng kinh tế 2024 như thế nào? Tải về mẫu hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại năm 2024 ở đâu?
Theo quy định pháp luật hiện hành, khái niệm về Hợp đồng kinh tế không còn được nêu cụ thể.
Tuy nhiên, hợp đồng kinh tế có thể được hiểu là văn bản thỏa thuận hoặc tài liệu giao dịch giữa các bên về việc thực hiện các hoạt động sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hoặc các thỏa thuận khác nhằm mục đích kinh doanh. Trong đó, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được quy định rõ ràng để hỗ trợ việc xây dựng và thực hiện các kế hoạch kinh doanh.
Lưu ý: Hợp đồng kinh tế có thể là Hợp đồng mua bán hàng hóa; Hợp đồng dịch vụ; Hợp đồng mua giới; Hợp đồng thuê tài sản,...Tất cả các hợp đồng này đều phải tuân theo quy định của pháp luật, như Bộ Luật Dân sự 2015, Luật Thương mại 2005,...và các quy định pháp luật liên quan.
Dưới đây là mẫu hợp đồng mua bán hàng hóa (1 dạng của Hợp đồng kinh tế) mới nhất năm 2024 cho nhiều doanh nghiệp tham khảo để tham khảo:
>> Mẫu Hợp đồng kinh tế 2024 (Mẫu số 1): Tải về
>> Mẫu Hợp đồng kinh tế 2024 (Mẫu số 2): Tải về
Mẫu hợp đồng kinh tế 2024 như thế nào? Tải về mẫu hợp đồng kinh tế, hợp đồng thương mại năm 2024 ở đâu? (Hình ảnh Internet)
Trường hợp nào được phạt vi phạm hợp đồng kinh tế?
Căn cứ tại Điều 300 Luật Thương mại 2005 quy định về phạt vi phạm như sau:
Phạt vi phạm
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.
Ngoài ra, căn cứ tại Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định về thỏa thuận phạt vi phạm như sau:
Thỏa thuận phạt vi phạm
1. Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
2. Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
3. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.
Theo đó, phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, trong đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm sẽ do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
Như vậy, căn cứ theo các quy định trên, phạt vi phạm hợp đồng được thực hiện khi:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng;
- Các bên có thỏa thuận áp dụng phạt vi phạm.
Lưu ý: Về mức phạt vi phạm, với mỗi loại hợp đồng kinh tế khác nhau sẽ quy định mức phạt vi phạm hợp đồng khác nhau.
Khi hợp đồng thương mại đã bị hủy bỏ thì bên mua có quyền đòi lại một phần sản phẩm đã thanh toán trước đó không?
Căn cứ tại Điều 314 Luật Thương mại 2005 quy định hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng thương mại như sau:
Hậu quả pháp lý của việc huỷ bỏ hợp đồng
1. Trừ trường hợp quy định tại Điều 313 của Luật này, sau khi huỷ bỏ hợp đồng, hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ đã thoả thuận trong hợp đồng, trừ thỏa thuận về các quyền và nghĩa vụ sau khi huỷ bỏ hợp đồng và về giải quyết tranh chấp.
2. Các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng; nếu các bên đều có nghĩa vụ hoàn trả thì nghĩa vụ của họ phải được thực hiện đồng thời; trường hợp không thể hoàn trả bằng chính lợi ích đã nhận thì bên có nghĩa vụ phải hoàn trả bằng tiền.
3. Bên bị vi phạm có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật này.
Quy định này có đề cập các bên có quyền đòi lại lợi ích do việc đã thực hiện phần nghĩa vụ của mình theo hợp đồng.
Như vậy, có thể hiểu, nếu hợp đồng thương mại đã bị hủy bỏ thì bên mua có quyền đòi lại một phần sản phẩm đã thanh toán trước đó.
Bên cạnh đó, căn cứ Điều 315 Luật Thương mại 2005 quy định về thông báo tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng như sau:
Thông báo tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng
Bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc tạm ngừng, đình chỉ hoặc huỷ bỏ hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.
Theo đó, cần lưu ý, nếu hủy bỏ hợp đồng thì bên hủy bỏ phải báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ hợp đồng. Trong trường hợp không thông báo ngay mà gây thiệt hại cho bên kia thì bên tạm ngừng thực hiện hợp đồng, đình chỉ thực hiện hợp đồng hoặc huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường thiệt hại.
Nguyễn Đỗ Bảo Trung
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hợp đồng kinh tế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?