Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được phát hành ví điện tử không? Dịch vụ ví điện tử có phải là dịch vụ trung gian thanh toán không?
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được phát hành ví điện tử không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định về ví điện tử, thẻ trả trước
Ví điện tử, thẻ trả trước
1. Ví điện tử, thẻ trả trước là phương tiện lưu trữ tiền điện tử.
2. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được phát hành, cung ứng ví điện tử, thẻ trả trước. Việc cung ứng, phát hành và sử dụng ví điện tử, thẻ trả trước thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3. Tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử phải đảm bảo duy trì tổng số dư trên tất cả các tài khoản đảm bảo thanh toán cho dịch vụ ví điện tử mở tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thấp hơn tổng số dư tất cả các ví điện tử đã phát hành cho khách hàng; chỉ cho phép sử dụng dịch vụ đối với các ví điện tử có liên kết với tài khoản thanh toán, thẻ ghi nợ của chính khách hàng.
Như vậy, theo quy định trên thì chi nhánh ngân hàng nước ngoài sẽ được phát hành hoặc cung ứng ví điện tử, thẻ trả trước.
Cùng với đó, việc cung ứng, phát hành và sử dụng ví điện tử, thẻ trả trước thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Chi nhánh ngân hàng nước ngoài có được phát hành ví điện tử không? Dịch vụ ví điện tử có nằm trong dịch vụ trung gian thanh toán không? (Hình từ Internet)
Dịch vụ ví điện tử có phải là dịch vụ trung gian thanh toán không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định:
Các dịch vụ trung gian thanh toán và điều kiện cung ứng dịch vụ
1. Dịch vụ trung gian thanh toán bao gồm: dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế, dịch vụ bù trừ điện tử, dịch vụ ví điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ và dịch vụ cổng thanh toán điện tử. Hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
2. Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán:
Tổ chức không phải là ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán khi đáp ứng đầy đủ và phải đảm bảo duy trì đủ các điều kiện sau đây trong quá trình cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, cụ thể như sau:
a) Có giấy phép thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và không đang trong quá trình chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, chuyển đổi, giải thể, phá sản theo quyết định đã được ban hành trong quá trình đề nghị cấp Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; trường hợp cung ứng dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ bù trừ điện tử, tổ chức phải đảm bảo không kinh doanh ngành nghề khác ngoài hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán;
b) Có vốn điều lệ thực góp hoặc được cấp tối thiểu: 50 tỷ đồng đối với dịch vụ ví điện tử, dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ và dịch vụ cổng thanh toán điện tử; 300 tỷ đồng đối với dịch vụ chuyển mạch tài chính, dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế, dịch vụ bù trừ điện tử; chịu hoàn toàn trách nhiệm về tính hợp pháp của nguồn vốn đã góp hoặc vốn được cấp;
...
Theo đó, dịch vụ trung gian thanh toán sẽ bao gồm:
+ Dịch vụ chuyển mạch tài chính;
+ Dịch vụ chuyển mạch tài chính quốc tế;
+ Dịch vụ bù trừ điện tử;
+ Dịch vụ ví điện tử;
+ Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ;
+ Dịch vụ cổng thanh toán điện tử.
Như vậy, dịch vụ ví điện tử là một trong những dịch vụ trung gian thanh toán.
Việc mở ví điện tử nặc danh có bị vi phạm pháp luật không?
Việc mở ví điện tử nặc danh có bị vi phạm pháp luật không, căn cứ theo khoản 5 Điều 8 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định:
Các hành vi bị cấm
...
3. Cung cấp không trung thực thông tin có liên quan đến việc cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ thanh toán, dịch vụ trung gian thanh toán.
4. Tiết lộ, cung cấp thông tin về số dư trên tài khoản thanh toán, số dư thẻ ngân hàng, số dư ví điện tử và các giao dịch thanh toán của khách hàng tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán không đúng theo quy định của pháp luật có liên quan.
5. Mở hoặc duy trì tài khoản thanh toán, ví điện tử nặc danh, mạo danh; mua, bán, thuê, cho thuê, mượn, cho mượn tài khoản thanh toán, ví điện tử; thuê, cho thuê, mua, bán, mở hộ thẻ ngân hàng (trừ trường hợp thẻ trả trước vô danh); lấy cắp, thông đồng để lấy cắp, mua, bán thông tin tài khoản thanh toán, thông tin thẻ ngân hàng, thông tin ví điện tử.
...
Như vậy, việc mở ví điện tử nặc danh sẽ thuộc về các hành vi bị pháp luật cấm, do đó hành vi mở ví điện tử nặc danh hành vi vi phạm pháp luật.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ví điện tử có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?
- Sơ cấp lý luận chính trị là gì? Tốt nghiệp trung học cơ sở có được học sơ cấp lý luận chính trị không?
- Đảng bộ, chi bộ cơ sở cơ quan là hạt nhân chính trị ở cơ sở đúng không? Nhiệm vụ lãnh đạo công tác chính trị tư tưởng?
- Trung cấp lý luận chính trị là gì? Đối tượng nào được đào tạo Trung cấp lý luận chính trị theo quy định?