Chi nhánh trong nước của ngân hàng thương mại bị bắt buộc chấm dứt hoạt động khi có chênh lệch thu chi thế nào?
Đề án thành lập chi nhánh trong nước của ngân hàng thương mại phải có những nội dung nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Thông tư 32/2024/TT-NHNN thì Đề án thành lập chi nhánh trong nước của ngân hàng thương mại phải có những nội dung sau đây:
- Tên đầy đủ bằng tiếng Việt, tên viết tắt bằng tiếng Việt; địa điểm đặt trụ sở dự kiến (thông tin đến địa bàn cấp xã); nội dung hoạt động; đối tượng khách hàng chính;
- Lý do thành lập và lý do lựa chọn địa bàn thành lập;
- Cơ cấu tổ chức: sơ đồ tổ chức gồm các phòng ban của chi nhánh;
- Nghiên cứu khả thi: phân tích môi trường kinh doanh, thị trường mục tiêu các cơ hội kinh doanh cần nắm bắt và kế hoạch chiếm lĩnh thị trường;
- Phương án kinh doanh dự kiến trong 03 năm đầu, trong đó tối thiểu bao gồm: dự kiến bảng cân đối, kế toán; báo cáo kết quả kinh doanh; căn cứ xây dựng phương án và thuyết minh khả năng thực hiện phương án trong từng năm.
Chi nhánh trong nước của ngân hàng thương mại bị bắt buộc chấm dứt hoạt động khi có chênh lệch thu chi thế nào? (Hình từ Internet)
Ngân hàng thương mại khai trương hoạt động chi nhánh trong nước phải báo cáo đến cơ quan nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư 32/2024/TT-NHNN như sau:
Khai trương hoạt động chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch
...
2. Ngân hàng thương mại có văn bản báo cáo Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày dự kiến khai trương hoạt động chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch các nội dung sau:
a) Ngày dự kiến khai trương hoạt động và việc đáp ứng yêu cầu khai trương hoạt động chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch;
b) Thông tin về người đứng đầu, thông tin về tên, thông tin về địa chỉ của chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch.
...
Theo đó, ngân hàng thương mại khai trương hoạt động chi nhánh trong nước phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước chi nhánh nơi đặt trụ sở chi nhánh ở trong nước trong vòng 07 ngày làm việc trước ngày dự kiến khai trương hoạt động.
Chi nhánh trong nước của ngân hàng thương mại bị bắt buộc chấm dứt hoạt động khi có chênh lệch thu chi thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Thông tư 32/2024/TT-NHNN về trường hợp bắt buộc chấm dứt hoạt động chi nhánh trong nước của ngân hàng thương mại như sau:
Bắt buộc chấm dứt hoạt động chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước
1. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có thẩm quyền bắt buộc chấm dứt hoạt động chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại.
2. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng có thẩm quyền bắt buộc chấm dứt hoạt động phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước của ngân hàng thương mại.
3. Chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp ở trong nước của ngân hàng thương mại bị xem xét chấm dứt hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Có bằng chứng chứng minh hồ sơ đề nghị thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp có thông tin sai sự thật dẫn đến việc đánh giá sai lệch việc đáp ứng điều kiện thành lập chi nhánh, phòng giao dịch, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp của ngân hàng thương mại;
b) Hoạt động không đúng nội dung hoạt động được phép theo quy định của pháp luật
4. Chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại bị bắt buộc chấm dứt hoạt động trong trường hợp chi nhánh có chênh lệch thu chi trong 03 năm liên tiếp âm, trừ các trường hợp sau:
a) Trụ sở chi nhánh ở trong nước của ngân hàng thương mại thành lập tại vùng nông thôn;
b) Chi nhánh mới đi vào hoạt động trong 03 năm đầu.
5. Chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch của ngân hàng thương mại bị bắt buộc chấm dứt hoạt động trong trường hợp thay đổi địa điểm đặt trụ sở chi nhánh ở trong nước, phòng giao dịch khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chi nhánh chấp thuận bằng văn bản.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì chi nhánh trong nước của ngân hàng thương mại bị bắt buộc chấm dứt hoạt động khi có chênh lệch thu chi trong 03 năm liên tiếp âm.
Tuy nhiên, quy định trên không áp dụng đối với các các trường hợp sau:
- Trụ sở chi nhánh trong nước của ngân hàng thương mại thành lập tại vùng nông thôn;
- Chi nhánh mới đi vào hoạt động trong 03 năm đầu.
Lưu ý: Chi nhánh trong nước của ngân hàng thương mại bị xem xét chấm dứt hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Có bằng chứng chứng minh hồ sơ đề nghị thành lập chi nhánh có thông tin sai sự thật dẫn đến việc đánh giá sai lệch việc đáp ứng điều kiện thành lập chi nhánh của ngân hàng thương mại;
- Hoạt động không đúng nội dung hoạt động được phép theo quy định của pháp luật.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng thương mại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề cương báo cáo nội dung về công tác thanh tra định kỳ mới nhất? Có bao nhiêu nguyên tắc hoạt động thanh tra?
- Trong chiến dịch Đông Xuân 1953 1954 Liên quân Việt Lào giải phóng thị xã Thà Khẹt vào thời gian nào?
- Có được trừ ngày nghỉ phép năm vào lịch nghỉ Tết âm lịch của người lao động tại các doanh nghiệp không?
- Cá nhân cải tạo nhà ở có phải kết hợp với việc giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa không?
- Chủ hàng hóa xuất nhập khẩu là người khai hải quan đúng không? Gian lận thuế là hành vi bị nghiêm cấm đối với người khai hải quan?