Chi phí đưa người 15 tuổi nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Tòa án hay do người nhà của người nghiện ma túy chi trả?
Gia đình của người nghiện ma túy cung cấp tài liệu cho cơ quan thụ lý như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15 về trình tự, thủ tục tòa án nhân dân xem xét, quyết định việc đưa người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18 tuổi vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, quyền cung cấp tài liệu của người bị đề nghị được quy định như sau:
(1) Kể từ ngày nhận được thông báo thụ lý cho đến thời điểm Tòa án mở phiên họp và tại phiên họp, người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị có quyền cung cấp tài liệu cho Tòa án đã thụ lý.
(2) Việc cung cấp tài liệu có thể được thực hiện tại Tòa án, gửi theo đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Căn cứ quy định trên, cha, mẹ hoặc người giám hộ, người đại diện hợp pháp của em bạn - người 15 tuổi đang trong tình trạng nghiện ma túy có thể cung cấp tài liệu cho Tòa án đã thụ lý thông qua nhiều phương thức như: thực hiện tại Tòa án, gửi theo đường dịch vụ bưu chính hoặc gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.
Tòa án thụ lý hồ sơ đề nghị đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như thế nào?
Tòa án thụ lý hồ sơ đề nghị đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như thế nào?
(1) Việc nhận và thụ lý hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: tại Điều 9 Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15
- Khi nhận được hồ sơ đề nghị của Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến, Tòa án phải vào sổ giao nhận; trường hợp hồ sơ không đủ tài liệu theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật Phòng, chống ma túy thì Tòa án trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do.
- Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 4 Điều 34 của Luật Phòng, chống ma túy, Tòa án phải thụ lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết.
(2) Thông báo về việc thụ lý hồ sơ: quy định tại Điều 12 Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Tòa án phải thông báo bằng văn bản về việc thụ lý hồ sơ cho Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ hoặc người đại diện hợp pháp của người bị đề nghị và Viện kiểm sát cùng cấp.
- Văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau đây:
+ Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo;
+ Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý hồ sơ;
+ Số, ngày, tháng, năm thụ lý hồ sơ;
+ Họ và tên Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị;
+ Họ và tên, nơi cư trú của người bị đề nghị;
+ Đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
(3) Kiểm tra hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: quy định tại Điều 13 Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15
- Thẩm phán được phân công phải kiểm tra hồ sơ về các nội dung sau đây:
+ Tài liệu trong hồ sơ đề nghị theo quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Phòng, chống ma túy 2021;
+ Thẩm quyền, trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
- Trường hợp cần làm rõ tình trạng sức khỏe, tâm lý, điều kiện sống, học tập của người bị đề nghị, Thẩm phán có thể tham vấn ý kiến của chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học, đại diện của nhà trường nơi người bị đề nghị học tập, đại diện Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận nơi người bị đề nghị cư trú và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày được phân công, căn cứ vào kết quả kiểm tra hồ sơ, Thẩm phán phải quyết định về một trong các nội dung sau đây:
+ Yêu cầu bổ sung tài liệu;
+ Đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
+ Mở phiên họp xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Chi phí đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Tòa án hay do người nhà của người nghiện ma túy chi trả?
Theo quy định tại Điều 7 Pháp lệnh 01/2022/UBTVQH15, chi phí, lệ phí trong việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định như sau:
(1) Chi phí trong việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm:
- Chi phí cho người phiên dịch, người dịch thuật;
+ Chi phí cho Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị;
+ Chi phí giám định, chi phí sao chụp tài liệu và các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật.
+ Chi phí trong việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định của pháp luật về chi phí tố tụng.
- Trách nhiệm chi trả chi phí trong việc xem xét, quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được quy định như sau:
+ Chi phí quy định tại khoản 1 Điều này do Tòa án yêu cầu chi trả; trường hợp Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị đề nghị thì do Trung tâm này chi trả;
+ Chi phí quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này nếu người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị tự yêu cầu thì họ chi trả, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Lệ phí cấp bản sao giấy tờ, sao chụp tài liệu tại Tòa án được thực hiện theo quy định của pháp luật về án phí và lệ phí Tòa án.
Dựa vào quy định trên, gia đình bạn có thể đề nghị chi trả đối với chi phí cho Luật sư, Trợ giúp viên pháp lý là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị; chi phí giám định, chi phí sao chụp tài liệu và các khoản chi phí khác theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật hiện hành, tất cả những khoản chi phí trong việc xem xét đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ do Tòa án yêu cầu chi trả, trừ trường hợp Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cử người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị đề nghị thì do Trung tâm này chi trả.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ sở cai nghiện bắt buộc có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp mẫu Báo cáo kết quả thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở? Thực hiện dân chủ ở cơ sở là gì?
- Gia hạn thời hạn cho thuê nhà là tài sản công không sử dụng để ở có phải thực hiện thủ tục niêm yết giá không?
- Mẫu Quy chế chi tiêu nội bộ công đoàn cơ sở? Bộ máy quản lý tài chính công đoàn cơ sở bao gồm những gì?
- Tổ chức quản lý kinh doanh nhà là tài sản công không sử dụng để ở phải thực hiện đánh giá lại hiện trạng nhà hàng năm đúng không?
- Đảng viên được miễn công tác và sinh hoạt đảng có phải làm kiểm điểm cuối năm không? Có được dự đại hội đảng viên?