Chi phí hòa giải tại Tòa án có phải được ngân sách nhà nước chi trả phải không? Khi nào các bên phải chịu chi phí này?

Chi phí hòa giải tại Tòa án có phải được ngân sách nhà nước chi trả phải không? Khi nào các bên phải chịu chi phí này? Những khoản chi phí cụ thể nào trong việc hòa giải tại Tòa án mà các bên phải chi trả? Mức chi là bao nhiêu? câu hỏi của anh Q (Nha Trang).

Chi phí hòa giải tại Tòa án có phải được ngân sách nhà nước chi trả phải không? Khi nào các bên phải chịu chi phí này?

Kinh phí và chi phí hòa giải tại Tòa án được quy định tại Điều 6 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 và Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 như sau:

Điều 6. Kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Nhà nước bảo đảm kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án từ ngân sách nhà nước và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án do Chính phủ trình Quốc hội quyết định sau khi thống nhất với Tòa án nhân dân tối cao.
3. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án.
Điều 9. Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án do ngân sách nhà nước bảo đảm, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải chịu chi phí trong các trường hợp sau đây:
a) Chi phí hòa giải đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch;
b) Chi phí khi các bên thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án; chi phí khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết có trụ sở;
c) Chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài.
3. Chính phủ quy định chi tiết mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp và việc quản lý, sử dụng chi phí quy định tại khoản 2 Điều này.

Theo đó, chi phí hòa giải tại Tòa án có phải được ngân sách nhà nước chi trả trừ các chi phí sau sẽ do các bên chi trả:

- Chi phí hòa giải đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch;

- Chi phí khi các bên thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án; chi phí khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết có trụ sở;

- Chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài.

Chi phí hòa giải tại Tòa án có phải được ngân sách nhà nước chi trả phải không? Khi nào các bên phải chịu chi phí này?

Chi phí hòa giải tại Tòa án có phải được ngân sách nhà nước chi trả phải không? Khi nào các bên phải chịu chi phí này? (hình từ internet)

Những khoản chi phí cụ thể nào trong việc hòa giải tại Tòa án mà các bên phải chi trả?

Chi phí hòa giải tại Tòa án được quy định tại Điều 3 Nghị định 16/2021/NĐ-CP như sau:

Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Chi phí hòa giải đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch quy định tại điểm a khoản 2 Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao gồm:
a) Chi thù lao cho Hòa giải viên, chi phí hành chính phục vụ việc hòa giải (chi văn phòng phẩm, nước uống, cước phí bưu chính, viễn thông phục vụ trực tiếp việc hòa giải);
b) Các chi phí quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này.
2. Đối với vụ việc hòa giải, đối thoại còn lại, các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải chịu chi phí trong các trường hợp sau đây:
a) Chi phí khi các bên tham gia hòa giải, đối thoại thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, thuê phòng nghỉ của Hòa giải viên; chi phí thuê địa điểm và chi phí khác trực tiếp phục vụ việc hòa giải, đối thoại theo thực tế phát sinh;
b) Chi phí khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc hòa giải, đối thoại có trụ sở theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao gồm: Chi phí đi lại, phụ cấp lưu trú, thuê phòng nghỉ của Hòa giải viên; chi phí thuê trang thiết bị, máy móc hoặc chi thuê đơn vị, tổ chức có chức năng để phục vụ xem xét hiện trạng tài sản;
c) Chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án bao gồm: chi phí thuê người biên dịch, thuê người phiên dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và ngược lại.

Như vậy, các khoản chi phí cụ thể trong việc hòa giải tại Tòa án mà các bên phải chi trả bao gồm các mục được nêu tại khoản 2 Điều này.

Mức thu chi phí hòa giải tại Tòa án do các bên chi trả được quy định ra sao?

Mức thu chi phí hòa giải tại Tòa án được quy định tại Điều 4 Nghị định 16/2021/NĐ-CP như sau:

Mức thu chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Mức thu cho việc chi thù lao của Hòa giải viên và chi phí hành chính phục vụ việc hòa giải tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch tại Tòa án quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị định này là 2.000.000 đồng/01 vụ việc.
2. Mức thu để chi các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định này xác định như sau:
a) Đối với các khoản chi đã có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định: Mức thu căn cứ theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Đối với các khoản chi khác: Mức thu căn cứ theo thực tế phát sinh và hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật, đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về mua sắm thường xuyên nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan, đơn vị của nhà nước.

Theo đó, mức thu để chi do các bên tham gia hòa giải chi trả được xác định như sau:

- Đối với các khoản chi đã có chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi hiện hành do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định: Mức thu căn cứ theo chế độ, tiêu chuẩn, định mức của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Đối với các khoản chi khác: Mức thu căn cứ theo thực tế phát sinh và hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật, đảm bảo thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về mua sắm thường xuyên nhằm duy trì hoạt động của các cơ quan, đơn vị của nhà nước.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hòa giải tại Tòa án

Phạm Thị Xuân Hương

Hòa giải tại Tòa án
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hòa giải tại Tòa án có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hòa giải tại Tòa án
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các bên tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải tại Tòa án có phải điểm chỉ vào Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải không?
Pháp luật
Có tiến hành hòa giải tại Tòa án đối với yêu cầu đòi bồi thường do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước hay không?
Pháp luật
Các bên có được kéo dài thời gian hòa giải, đối thoại tòa án hay không? Nếu được thì trong thời gian bao lâu?
Pháp luật
Quyết định công nhận kết quả hòa giải thành tại Tòa án được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự phải không?
Pháp luật
Có được ghi âm hoặc quay video khi tham gia hòa giải tại Tòa án hay không? Quyền và nghĩa vụ của các bên khi tham gia hòa giải được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Việc hòa giải tòa án được thực hiện theo nguyên tắc nào? Trường hợp nào không phải tiến hành hòa giải tại tòa án?
Pháp luật
Có quyền được lựa chọn hoặc thay đổi Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân hay không? Có phải chịu khoản phí cho hoạt động hòa giải tại Tòa án nhân dân không?
Pháp luật
Mẫu giấy mời tham gia phiên hòa giải tại Tòa án mới nhất? Phòng hòa giải, đối thoại tại Tòa án được bố trí như thế nào?
Pháp luật
Mẫu biên bản ghi nhận kết quả hòa giải tại Tòa án mới nhất? Biên bản ghi nhận kết quả hòa giải phải có những nội dung gì?
Pháp luật
Phòng hòa giải, đối thoại tại Tòa án có được lắp các thiết bị ghi âm, ghi hình hay không? Thành phần phiên hòa giải gồm những ai?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào