Có quyền được lựa chọn hoặc thay đổi Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân hay không? Có phải chịu khoản phí cho hoạt động hòa giải tại Tòa án nhân dân không?
Hoạt động hòa giải tại Tòa án nhân dân là gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020, Hòa giải viên tại Tòa án được định nghĩa như sau:
Hòa giải viên tại Tòa án (sau đây gọi là Hòa giải viên) là người có đủ điều kiện, được Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm để tiến hành hòa giải tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động, yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn (sau đây gọi chung là vụ việc dân sự) và đối thoại khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật này.
Theo đó, khoản 2 Điều 2 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về hoạt động hòa giải tại Tòa án được hiểu là hoạt động hòa giải do Hòa giải viên tiến hành trước khi Tòa án thụ lý vụ việc dân sự, nhằm hỗ trợ các bên tham gia hòa giải thỏa thuận giải quyết về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn; vụ án hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật Tố tụng hành chính.
Có quyền được lựa chọn hoặc thay đổi Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân hay không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về quyền của các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:
Quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Các bên có các quyền sau đây:
a) Đồng ý hoặc từ chối tham gia hòa giải, đối thoại hoặc chấm dứt hòa giải, đối thoại;
b) Trực tiếp hoặc thông qua người đại diện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 25 của Luật này tham gia hòa giải, đối thoại;
c) Lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính; trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện thì có thể lựa chọn Hòa giải viên của Tòa án nhân dân cấp huyện khác trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
d) Đề nghị thay đổi Hòa giải viên theo quy định của Luật này;
đ) Tự bố trí hoặc đề nghị Hòa giải viên bố trí phiên dịch trong trường hợp người tham gia hòa giải, đối thoại là người không biết tiếng Việt, người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn;
e) Yêu cầu Hòa giải viên, người tham gia hòa giải, đối thoại, cơ quan, tổ chức, cá nhân khác, Thẩm phán tham gia phiên họp ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại giữ bí mật thông tin do mình cung cấp;
g) Bày tỏ ý chí, đề xuất phương thức, giải pháp giải quyết tranh chấp, yêu cầu, khiếu kiện; thống nhất về nội dung hòa giải, đối thoại;
h) Yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành;
i) Yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện các nội dung đã hòa giải thành, đối thoại thành;
k) Đề nghị Tòa án có thẩm quyền xem xét lại quyết định công nhận kết quả hòa giải thành, đối thoại thành theo quy định của Luật này.
…
Như vậy, theo trường hợp của bạn, khi tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án, bạn có quyền được lựa chọn Hòa giải viên trong danh sách Hòa giải viên của Tòa án hoặc đề nghị thay đổi hòa giải viên tại tòa án nhân dân theo quy định.
Thay đổi Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân (Hình từ Internet)
Có phải chịu khoản phí cho hoạt động hòa giải tại Tòa án nhân dân không?
Căn cứ theo Điều 9 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án như sau:
Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án
1. Chi phí hòa giải, đối thoại tại Tòa án do ngân sách nhà nước bảo đảm, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các bên tham gia hòa giải, đối thoại tại Tòa án phải chịu chi phí trong các trường hợp sau đây:
a) Chi phí hòa giải đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch;
b) Chi phí khi các bên thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án; chi phí khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết có trụ sở;
c) Chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài.
3. Chính phủ quy định chi tiết mức thu, trình tự, thủ tục thu, nộp và việc quản lý, sử dụng chi phí quy định tại khoản 2 Điều này.
Như vậy trường hợp này, nếu bạn lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại tại trụ sở Tòa án thì các bên tham gia hòa giải, đối thoại không phải chịu chi phí theo quy định mà do ngân sách Nhà nước bảo đảm, trừ những trường hợp sau:
- Chi phí hòa giải đối với tranh chấp về kinh doanh, thương mại có giá ngạch;
- Chi phí khi các bên thống nhất lựa chọn địa điểm hòa giải, đối thoại ngoài trụ sở Tòa án; chi phí khi Hòa giải viên xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính mà tài sản đó nằm ngoài phạm vi địa giới hành chính của tỉnh nơi Tòa án có thẩm quyền giải quyết có trụ sở;
- Chi phí phiên dịch tiếng nước ngoài.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hòa giải tại Tòa án có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?