Chi phí vận chuyển người bệnh lên tuyến trên được pháp luật quy định như thế nào? Mức chi phí vận chuyển là bao nhiêu?

Bố tôi suy giảm 85% khả năng lao động và có thẻ BHYT thương binh thì được hưởng bao nhiêu % khi đi khám chữa bệnh? Hiện tại bố tôi đang điều trị ở bệnh viện tuyến huyện của Thanh Hóa là nơi khám chữa bệnh ban đầu. Nhưng sau 12 ngày điều trị vẫn không thấy có chuyển biến, nên bệnh viện đang muốn chuyển bố tôi ra bệnh viện phổi trung ương. Cho tôi hỏi, khi bố tôi được chuyển tuyến như vậy thì chi phí vận chuyển người bệnh từ bệnh viện tuyến dưới ở Thanh Hóa lên tuyến trên ở Hà Nội có được bảo hiểm chi trả không? Nếu có thì mức chi trả là bao nhiêu? Và thẻ BHYT của bố tôi có ghi thời điểm đủ 5 năm liên tục từ ngày 01/01/2020 nữa; không biết như vậy có được thêm quyền lợi gì hay không? Xin cảm ơn!

Mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) của thương binh được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, điểm d Khoản 1 Điều 183 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế

1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với:

- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;

- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;

- Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;

- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát;

- Trẻ em dưới 6 tuổi."

Chi phí vận chuyển

Chi phí vận chuyển

Vấn đề hỗ trợ chi phí vận chuyển người bệnh lên tuyến trên như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 26. Thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh

1. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định này trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:

a) Từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh;

b) Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương”.

Bố của bạn là thương binh suy giảm khả năng lao động 85%, thuộc trường hợp người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Vì vậy, bố của bạn thuộc trường hợp tham gia BHYT theo khoản 3 Điều 3 của Nghị định này và sẽ được hỗ trợ chi phí vận chuyển khi được bệnh viện tuyến huyện của Thanh Hóa chuyển tuyến lên bệnh viện phổi Trung ương.

Mức chi phí vận chuyển theo quy định pháp luật

Theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP mức thanh toán chi phí vận chuyển được xác định như sau:

- Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh.

- Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám chữa bệnh

Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển một chiều (chiều đi) cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh lên tuyến trên.

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến có trách nhiệm thanh toán khoản chi này trực tiếp cho người bệnh trước khi chuyển tuyến, sau đó thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.

Về quyền lợi khi có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) 5 năm liên tục

Tại điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 14:

[...]

đ) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

[...]"

Theo đó, nếu người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở; đồng thời đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến thì sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

Trường hợp của bố bạn đã được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh khi đi đúng tuyến nên sẽ không có số tiền đồng chi trả. Và vì thế, bố của bạn sẽ không được hưởng quyền lợi gì từ BHYT 5 năm liên tục.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vận chuyển người bệnh

Nguyễn Anh Hương Thảo

Vận chuyển người bệnh
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vận chuyển người bệnh có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vận chuyển người bệnh
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ, thủ tục xin phép kinh doanh dịch vụ vận chuyển, cấp cứu người bệnh được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cục Quân y sẽ xử lý thông tin và chỉ đạo tổ chức vận chuyển cấp cứu người bệnh trên các vùng biển đảo bằng máy bay quân sự như thế nào?
Pháp luật
Có được thanh toán chi phí vận chuyển khi chuyển tuyến mà không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám bệnh không?
Pháp luật
Chi phí vận chuyển người bệnh lên tuyến trên được pháp luật quy định như thế nào? Mức chi phí vận chuyển là bao nhiêu?
Pháp luật
Di chuyển thi thể đối với người chết không do dịch bệnh nguy hiểm như thế nào để đảm bảo vệ sinh?
Pháp luật
Thẩm quyền ký giấy chuyển tuyến bệnh viện thuộc về ai? Thủ tục chuyển tuyến ra sao? Có được phép sử dụng xe cấp cứu của bệnh viện để chuyển tuyến không?
Pháp luật
Kíp cấp cứu ngoài bệnh viện gồm bao nhiêu thành viên? Kíp cấp cứu ngoài bệnh viện có trách nhiệm gì khi vận chuyển người bệnh tới bệnh viện?
Pháp luật
Trong trường hợp người bệnh cấp cứu phải chuyển tuyến, bác sĩ vận chuyển người bệnh được ra về khi nào?
Pháp luật
Công tác hộ tống cấp cứu tại vùng biển, đảo, vùng sâu vùng xa bằng máy bay quân sự được tổ chức thực hiện theo quy trình nào?
Pháp luật
Công tác vận chuyển cấp cứu tại vùng biển, đảo, vùng sâu vùng xa bằng máy bay quân sự áp dụng cho những đối tượng nào?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào