Chi phí vận chuyển người bệnh lên tuyến trên được pháp luật quy định như thế nào? Mức chi phí vận chuyển là bao nhiêu?
Mức hưởng bảo hiểm y tế (BHYT) của thương binh được pháp luật quy định như thế nào?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, điểm d Khoản 1 Điều 183 Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh và không áp dụng giới hạn tỷ lệ thanh toán thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế đối với:
- Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
- Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
- Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
- Bệnh binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên;
- Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh khi điều trị vết thương, bệnh tật tái phát;
- Trẻ em dưới 6 tuổi."
Chi phí vận chuyển
Vấn đề hỗ trợ chi phí vận chuyển người bệnh lên tuyến trên như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 26. Thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh
1. Người tham gia bảo hiểm y tế thuộc đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 7, 8, 9 và 11 Điều 3 Nghị định này trong trường hợp cấp cứu hoặc đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật từ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến huyện lên tuyến trên, bao gồm:
a) Từ tuyến huyện lên tuyến tỉnh;
b) Từ tuyến huyện lên tuyến trung ương”.
Bố của bạn là thương binh suy giảm khả năng lao động 85%, thuộc trường hợp người có công với cách mạng theo quy định tại Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng. Vì vậy, bố của bạn thuộc trường hợp tham gia BHYT theo khoản 3 Điều 3 của Nghị định này và sẽ được hỗ trợ chi phí vận chuyển khi được bệnh viện tuyến huyện của Thanh Hóa chuyển tuyến lên bệnh viện phổi Trung ương.
Mức chi phí vận chuyển theo quy định pháp luật
Theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 146/2018/NĐ-CP mức thanh toán chi phí vận chuyển được xác định như sau:
- Trường hợp sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển cả chiều đi và về cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh.
- Trường hợp không sử dụng phương tiện vận chuyển của cơ sở khám chữa bệnh
Quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí vận chuyển một chiều (chiều đi) cho người bệnh theo mức bằng 0,2 lít xăng/km tính theo khoảng cách thực tế giữa hai cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và giá xăng tại thời điểm chuyển người bệnh lên tuyến trên.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ định chuyển tuyến có trách nhiệm thanh toán khoản chi này trực tiếp cho người bệnh trước khi chuyển tuyến, sau đó thanh toán với cơ quan bảo hiểm xã hội.
Về quyền lợi khi có thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) 5 năm liên tục
Tại điểm đ khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định như sau:
“Điều 14:
[...]
đ) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
[...]"
Theo đó, nếu người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở; đồng thời đi khám bệnh, chữa bệnh đúng tuyến thì sẽ được hưởng 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh.
Trường hợp của bố bạn đã được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh khi đi đúng tuyến nên sẽ không có số tiền đồng chi trả. Và vì thế, bố của bạn sẽ không được hưởng quyền lợi gì từ BHYT 5 năm liên tục.
Nguyễn Anh Hương Thảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vận chuyển người bệnh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Doanh thu chưa thực hiện là gì? Hạch toán trường hợp bán hàng theo phương thức trả chậm, trả góp như thế nào?
- Bán hàng tận cửa là gì? Số ngày để người tiêu dùng cân nhắc việc thực hiện hợp đồng bán hàng tận cửa là mấy ngày?
- Người nộp thuế được xóa nợ tiền thuế trong trường hợp nào? Ai thực hiện việc lập hồ sơ xóa nợ tiền thuế?
- Khi nào thời hiệu xử lý kỷ luật lao động là 12 tháng? Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động khiển trách và kéo dài thời hạn nâng lương cùng lúc được không?
- Công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải là gì? Đất công trình xử lý chất thải thuộc nhóm đất nào?