Chỉ số sản xuất công nghiệp là gì? Cơ quan nào chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp số liệu liên quan đến chỉ số sản xuất công nghiệp?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau chỉ số sản xuất công nghiệp là gì? Cơ quan nào chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp số liệu liên quan đến chỉ số sản xuất công nghiệp? Câu hỏi của anh Thái Bình.

Chỉ số sản xuất công nghiệp là gì và có mã số như thế nào?

Căn cứ tại Phụ lục I Hệ thống chỉ tiêu cấp tỉnh được ban hành kèm theo Quyết định 05/2023/QĐ-TTg năm 2023:

STT

Mã số

Mã số chỉ tiêu thống kê quốc gia tương ứng

Nhóm, tên chỉ tiêu

78

T0901

0901

Chỉ số sản xuất công nghiệp

79

T0902

0902

Sản lượng một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu

80

T0903

0907

Năng lực sản xuất của sản phẩm công nghiệp

Theo đó, chỉ số sản xuất công nghiệp có mã số T0901; mã số chỉ tiêu thống kê quốc gia tương ứng 0901.

Chỉ số sản xuất công nghiệp là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng sản xuất công nghiệp tạo ra trong kỳ hiện tại so với khối lượng sản xuất công nghiệp kỳ gốc.

Chỉ số sản xuất công nghiệp có thể tính với nhiều kỳ gốc khác nhau tùy thuộc mục đích nghiên cứu.

Ở nước ta hiện nay thường chọn kỳ gốc so sánh là cùng kỳ năm trước và kỳ trước liền kề; ít sử dụng gốc so sánh là một tháng cố định của một năm nào đó.

Tuy nhiên, hầu hết các nước trên thế giới sử dụng gốc so sánh là tháng bình quân của một năm được chọn làm gốc để tính “chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp”.

Việc tính chỉ số sản xuất công nghiệp được bắt đầu từ tính chỉ số sản xuất của sản phẩm hay còn gọi là chỉ số cá thể. Từ chỉ số cá thể có thể tính cho các chỉ số sản xuất của ngành công nghiệp cấp 4, cấp 2, cấp 1 và toàn ngành công nghiệp; cũng có thể tính cho một địa phương và cho toàn quốc.

Chỉ số sản xuất công nghiệp là gì?

Chỉ số sản xuất công nghiệp là gì? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp số liệu liên quan đến chỉ số sản xuất công nghiệp?

Căn cứ tại Quyết định 05/2023/QĐ-TTg năm 2023 thì cơ quan chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp số liệu liên quan đến chỉ số sản xuất công nghiệp là Cục Thống kê.

Trong đó theo quy định tại Điều 1 Quyết định 1006/QĐ-TCTK năm 2020 thì Cục Thống kê tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Cục Thống kê) là cơ quan thuộc Tổng cục Thống kê, thực hiện chức năng tổ chức, điều phối các hoạt động thống kê theo chương trình công tác của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê giao;

+ Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về hoạt động thống kê trên địa bàn tỉnh/thành phố;

+ Tổ chức các hoạt động thống kê; cung cấp, công bố, phổ biến thông tin thống kê kinh tế - xã hội phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Đảng, chính quyền cấp tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, Cục Thống kê có tư cách pháp nhân, con dấu, trụ sở làm việc và tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Cục Thống kê có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?

Theo quy định tại Điều 2 Quyết định 1006/QĐ-TCTK năm 2020 thì nhiệm vụ và quyền hạn của Cục Thống kê như sau:

- Thực hiện chiến lược, chương trình, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động thống kê; tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về thống kê.

- Tổ chức thu thập, tiếp nhận, xử lý, tổng hợp thông tin từ điều tra Thống kê, tổng điều tra thống kê, báo cáo thống kê theo quy định của pháp luật.

- Tiếp nhận, quản lý, sử dụng dữ liệu, thông tin từ cơ sở dữ liệu hành chính do các cơ quan quản lý dữ liệu cung cấp cho hoạt động thống kê trên địa bàn theo quy định của pháp luật, Bảo mật thông tin của tổ chức, cá nhân trong quá trình cung cấp, chia sẻ dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các cuộc điều tra thống kê do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh/thành phố giao sau khi Tổng cục Thống kê thẩm định về chuyên môn, nghiệp vụ.

Tổng hợp thông tin thống kê, kết quả điều tra thống kê do các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và các cơ quan, đơn vị khác trên địa bàn tỉnh/thành phố cung cấp. Xây dựng và quản lý hệ thống thông tin thống kê cấp tỉnh.

- Phân tích và dự báo thống kê phục vụ việc xây dựng, đánh giá thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;

+ Báo cáo kết quả điều tra, tổng điều tra thống kê; báo cáo phân tích chuyên đề;

+ Báo cáo đánh giá tình hình thực hiện chiến lược, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; biên soạn các chỉ tiêu thống kê được phân công.

- Biên soạn, xuất bản Niên giám thống kê và các sản phẩm thống kê khác.

- Ban hành và tổ chức thực hiện phổ biến thông tin thống kê nhà nước theo quy định của pháp luật. Tổ chức họp báo công bố thông tin thống kê kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh/thành phố.

- Quản lý và thực hiện công bố, phổ biến, cung cấp thông tin thống kê kinh tế - xã hội thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế phối hợp cung cấp, chia sẻ thông tin thống kê, sử dụng dữ liệu hành chính cho hoạt động thống kê theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về thống kê.

- Hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ thống kê đối với điều tra viên, người làm công tác thống kê Sở, ngành, doanh nghiệp, xã, phường, thị trấn và người làm công tác thống kê thuộc phạm vi quản lý của Cục Thống kê theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện thanh tra chuyên ngành thống kê, kiểm tra, giám sát hoạt động thống kê; giải quyết khiếu nại, tố cáo về thống kê;

+ phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý vi phạm pháp luật về thống kê.

- Thực hiện tự đánh giá chất lượng Thống kê theo Bộ tiêu chí chất lượng thống kê nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành.

- Ứng dụng phương pháp thống kê tiên tiến và công nghệ thông tin - truyền thông vào hoạt động thống kê. Triển khai các phần mềm ứng dụng công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công tác quản lý hoạt động thống kê, công tác quản lý công chức và người lao động của Cục Thống kê.

- Quản lý tổ chức bộ máy, vị trí việc làm, biên chế công chức, cơ cấu ngạch công chức và lao động hợp đồng; thực hiện chế độ tiền lương, chế độ phụ cấp ưu đãi nghề thống kê và các chế độ chính sách độ đãi ngộ khác;

+ thực hiện công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật và đánh giá, phân loại công chức, lao động hợp đồng thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân cấp của Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.

- Lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán kinh phí hàng năm theo hướng dẫn của Tổng cục Thống kê; quản lý tài chính, tài sản và các dự án đầu tư xây dựng được giao theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện cải cách hành chính; giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng thuộc phạm vi quản lý của Cục Thống kê theo quy định của pháp luật.

- Quản lý, cập nhật, lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, hồ sơ công chức, người lao động và các văn bản pháp quy của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện cung cấp dịch vụ công về thống kê theo quy định của pháp luật. Tổ chức tham khảo ý kiến người sử dụng thông tin thống kê để nâng cao chất lượng thông tin thống kê.

- Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê giao và theo quy định của pháp luật.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sản xuất công nghiệp

Phan Thanh Thảo

Sản xuất công nghiệp
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sản xuất công nghiệp có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào