Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan chỉ được sử dụng khi nào? Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan khi nào thì bị loại bỏ?
Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan chỉ được sử dụng khi nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy định chung về trang bị, quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015, có quy định về sử dụng chó nghiệp vụ như sau:
Sử dụng chó nghiệp vụ
Chó nghiệp vụ được phối hợp sử dụng trong công tác giám sát, kiểm tra và kiểm soát hải quan để răn đe, phòng ngừa tội phạm, phát hiện, bắt giữ các vụ buôn lậu, vận chuyển trái phép các loại hàng cấm qua địa bàn hoạt động hải quan. Chó nghiệp vụ phải được và chỉ được sử dụng trong các trường hợp sau:
1. Sử dụng CNV để kiểm tra hải quan đối với: hàng hóa, hành lý xuất khẩu - nhập khẩu - quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh - nhập cảnh - quá cảnh nghi vấn có cất giấu ma túy hoặc các mặt hàng cấm khác theo phân luồng của hệ thống quản lý rủi ro.
2. Sử dụng CNV thường xuyên theo kế hoạch được phê duyệt để răn đe phòng ngừa và phát hiện tội phạm tại các địa bàn trọng điểm.
3. Sử dụng CNV đột xuất theo quyết định của cấp có thẩm quyền phục vụ đấu tranh chuyên án hoặc kiểm tra, khám xét các đối tượng trọng điểm.
4. Sử dụng CNV theo quyết định của cấp có thẩm quyền để phối hợp với các lực lượng chức năng ngoài địa bàn hoạt động hải quan.
Như vậy, theo quy định trên thì Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan chỉ được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Sử dụng chó nghiệp vụ để kiểm tra hải quan đối với: hàng hóa, hành lý xuất khẩu - nhập khẩu - quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh - nhập cảnh - quá cảnh nghi vấn có cất giấu ma túy hoặc các mặt hàng cấm khác theo phân luồng của hệ thống quản lý rủi ro;
- Sử dụng chó nghiệp vụ thường xuyên theo kế hoạch được phê duyệt để răn đe phòng ngừa và phát hiện tội phạm tại các địa bàn trọng điểm;
- Sử dụng chó nghiệp vụ đột xuất theo quyết định của cấp có thẩm quyền phục vụ đấu tranh chuyên án hoặc kiểm tra, khám xét các đối tượng trọng điểm;
- Sử dụng chó nghiệp vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền để phối hợp với các lực lượng chức năng ngoài địa bàn hoạt động hải quan.
Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan (Hình từ Internet)
Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan khi nào thì bị loại bỏ?
Căn cứ tại Điều 8 Quy định chung về trang bị, quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015, có quy định về thải loại chó nghiệp vụ như sau:
Thải loại chó nghiệp vụ
1. Thải loại CNV là quá trình loại bỏ những con chó nghiệp vụ không đáp ứng yêu cầu huấn luyện, sử dụng.
2. Việc thải loại CNV phải dựa trên các căn cứ thải loại và thực hiện theo quy trình quy định. Chó nghiệp vụ thải loại tùy từng trường hợp có thể sử dụng làm công tác bảo vệ, nghiên cứu thí nghiệm về thú y hoặc tiêu hủy.
Theo quy định trên thì chó nghiệp vụ của ngành Hải quan bị loại bỏ khi không đáp ứng yêu cầu huấn luyện, sử dụng.
Việc thải loại chó nghiệp vụ phải dựa trên các căn cứ thải loại và thực hiện theo quy trình quy định, chó nghiệp vụ thải loại tùy từng trường hợp có thể sử dụng làm công tác bảo vệ, nghiên cứu thí nghiệm về thú y hoặc tiêu hủy.
Cục Điều tra chống buôn lậu có trách nhiệm như thế nào về quản lý chó nghiệp vụ của ngành Hải quan?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 9 Quy định chung về trang bị, quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015, có quy định về trách nhiệm quản lý chó nghiệp vụ như sau:
Trách nhiệm quản lý chó nghiệp vụ
1. Cục Điều tra chống buôn lậu có trách nhiệm:
- Tham mưu cho Tổng cục việc bố trí, trang bị CNV, hướng dẫn, việc quản lý, sử dụng CNV trong toàn ngành.
- Xây dựng trình Tổng cục ban hành các thể chế, quy định về quản lý, huấn luyện, sử dụng CNV.
- Kiểm tra định kỳ và đột xuất công tác huấn luyện và sử dụng, đánh giá hiệu quả công tác quản lý sử dụng CNV tại Cục Hải quan các tỉnh, thành phố.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn cấp chứng chỉ cho huấn luyện viên và CNV đã tốt nghiệp của ngành Hải quan; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, huấn luyện viên và CNV.
- Đảm bảo cung cấp trang bị chuyên dụng, dịch vụ thú y cho các đơn vị sử dụng chó nghiệp vụ khi có yêu cầu.
- Đề xuất khen thưởng kịp thời; kiến nghị xử lý nghiêm minh các cá nhân và đơn vị vi phạm các quy định về quản lý, huấn luyện và sử dụng CNV.
...
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Điều tra chống buôn lậu có trách nhiệm về quản lý chó nghiệp vụ của ngành Hải quan như sau:
- Tham mưu cho Tổng cục việc bố trí, trang bị chó nghiệp vụ, hướng dẫn, việc quản lý, sử dụng chó nghiệp vụ trong toàn ngành.
- Xây dựng trình Tổng cục ban hành các thể chế, quy định về quản lý, huấn luyện, sử dụng chó nghiệp vụ;
- Kiểm tra định kỳ và đột xuất công tác huấn luyện và sử dụng, đánh giá hiệu quả công tác quản lý sử dụng chó nghiệp vụ tại Cục Hải quan các tỉnh, thành phố;
- Tổ chức đào tạo, tập huấn cấp chứng chỉ cho huấn luyện viên và chó nghiệp vụ đã tốt nghiệp của ngành Hải quan; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, huấn luyện viên và chó nghiệp vụ;
- Đảm bảo cung cấp trang bị chuyên dụng, dịch vụ thú y cho các đơn vị sử dụng chó nghiệp vụ khi có yêu cầu.
- Đề xuất khen thưởng kịp thời; kiến nghị xử lý nghiêm minh các cá nhân và đơn vị vi phạm các quy định về quản lý, huấn luyện và sử dụng chó nghiệp vụ.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chó nghiệp vụ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội Cựu chiến binh Việt Nam có phải là tổ chức chính trị - xã hội? Ai được tham gia Hội Cựu chiến binh Việt Nam?
- Cách viết Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 mới nhất? Mẫu Bản kiểm điểm tập thể chi bộ cuối năm 2024 ra sao?
- Tổng hợp mẫu phiếu bầu trong đại hội Đoàn các cấp chuẩn Hướng dẫn 66? Thực hiện chương trình Đại hội đoàn như nào?
- Cách viết Báo cáo kiểm điểm tập thể Ban Thường vụ Đảng ủy cấp huyện, tỉnh mới nhất? Tải về báo cáo kiểm điểm tập thể cuối năm?
- Giải quyết chính sách cán bộ dôi dư khi sắp xếp lại đơn vị hành chính? Xử lý như nào khi cán bộ đang trong thời hạn bổ nhiệm?