Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan phát hiện hàng cấm trong hàng hóa nhưng đối tượng đó được hưởng chế độ ưu đãi miễn trừ thì xử lý như thế nào?
- Ai có thẩm quyền điều động chó nghiệp vụ của ngành Hải quan?
- Quy trình sử dụng chó nghiệp vụ ngành Hải quan kiểm tra phát hiện hàng cấm giấu trong hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện như thế nào?
- Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan phát hiện hàng cấm trong hàng hóa nhưng đối tượng đó được hưởng chế độ ưu đãi miễn trừ thì xử lý như thế nào?
Ai có thẩm quyền điều động chó nghiệp vụ của ngành Hải quan?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 8 Quy định về quy trình sử dụng chó nghiệp vụ ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015, có quy định về thẩm quyền quyết định sử dụng chó nghiệp vụ như sau:
Thẩm quyền quyết định sử dụng chó nghiệp vụ
1. Những người sau đây có quyền quyết định sử dụng CNV.
- Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan.
- Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu; Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố.
- Đội trưởng Đội Kiểm soát ma túy thuộc Cục Điều tra chống buôn lậu, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội Kiểm soát phòng, chống ma túy, Đội kiểm soát Hải quan thuộc Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
2. Thẩm quyền điều động CNV.
- Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu có quyền đề nghị điều động CNV kèm huấn luyện viên trong toàn Ngành để sử dụng trong những trường hợp cấp thiết (theo vụ việc).
- Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, liên tỉnh, thành phố có quyền điều động CNV trong đơn vị trực thuộc.
3. Khi quyết định sử dụng CNV, những người được quy định tại khoản 1 điều này thông báo cho đơn vị quản lý CNV để kịp thời đưa CNV đến địa điểm kiểm tra theo yêu cầu. Đơn vị quản lý CNV phải chấp hành trường hợp bất khả kháng phải báo cáo ngay cho người quyết định sử dụng CNV biết.
4. Việc đề xuất sử dụng CNV được thực hiện bằng văn bản. Trường hợp khẩn cấp thì sử dụng điện thoại trước và gửi văn bản sau.
5. Mọi trường hợp quyết định sử dụng CNV tại các Chi cục Hải quan đều phải thông báo cho Chi cục trưởng biết để phối hợp thực hiện.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu có quyền đề nghị điều động chó nghiệp vụ kèm huấn luyện viên trong toàn Ngành để sử dụng trong những trường hợp cấp thiết (theo vụ việc).
Cục trưởng Cục Hải quan các tỉnh, liên tỉnh, thành phố có quyền điều động chó nghiệp vụ trong đơn vị trực thuộc.
Chó nghiệp vụ ngành Hải quan (Hình từ Internet)
Quy trình sử dụng chó nghiệp vụ ngành Hải quan kiểm tra phát hiện hàng cấm giấu trong hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện như thế nào?
Căn cứ tại Điều 10 Quy định về quy trình sử dụng chó nghiệp vụ ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015, có quy định về quy trình sử dụng chó nghiệp vụ như sau:
Quy trình sử dụng chó nghiệp vụ
Chó nghiệp vụ được sử dụng để thực hiện kiểm tra những đối tượng (hành khách, hàng hóa, phương tiện vận tải) do hệ thống quản lý rủi ro phân luồng chỉ định khi thực hiện thủ tục hải quan hoặc khi cơ quan hải quan có thông tin nghi vấn đối tượng cất giấu, vận chuyển hàng hóa bị cấm xuất khẩu, nhập khẩu qua địa bàn hoạt động hải quan.
Trong mỗi ca làm việc cần có tối thiểu 02 huấn luyện viên và 02 chó nghiệp vụ để kiểm tra chéo, đảm bảo kết quả khách quan. Khi phát hiện ma túy thì áp dụng theo Quyết định 2005/QĐ-TCHQ về quy trình xử lý vụ việc bắt giữ ma túy, theo các trường hợp sau:
…
Trường hợp 2: kiểm tra phát hiện các loại hàng cấm cất giấu trong hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện vận tải xuất nhập cảnh trong quá trình kiểm tra hải quan.
Huấn luyện viên, công chức hải quan tham gia kiểm tra phải thực hiện các bước sau:
1. Bố trí đủ cán bộ, nhân viên để chủ động thực hiện các biện pháp đề phòng đối tượng chống cự, cướp, tẩu tán tang vật, chạy trốn.
2. Trực tiếp thông báo cho chủ hàng, người đại diện hợp pháp của chủ hàng hoặc người điều khiển phương tiện biết mục đích, nội dung và yêu cầu họ, chứng kiến quá trình kiểm tra.
3. Quan sát toàn diện bên ngoài, bên trong phương tiện và hàng hóa sẽ kiểm tra, phỏng vấn và quan sát hành vi, thái độ của chủ hàng hoặc người điều khiển phương tiện để phát hiện các vị trí nghi vấn giấu ma túy, chất nổ...
4. Yêu cầu chủ hàng xuất trình toàn bộ hàng hóa để CNV tác nghiệp được thuận lợi.
5. Sử dụng CNV kiểm tra lần lượt bên ngoài, bên trong phương tiện vận tải, hàng hóa; tập trung kiểm tra kỹ lưỡng những vị trí nghi vấn.
Ngoài hàng hóa, huấn luyện viên phải sử dụng CNV ngửi các loại bao bì đóng gói, các loại container, pallet (kệ, giá đỡ) các vật dụng khác đã và đang chứa hàng hóa được kiểm tra.
6. Khi CNV phát hiện có hơi ma túy, chất nổ hàng cấm trên phương tiện, hàng hóa, hành lý phải mở và kiểm tra chi tiết, xác định có hay không có ma túy, chất nổ.
7. Nếu phát hiện có hàng cấm được cất giấu thì thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 7 và Điều 12 của quy chế này.
8. Nếu không phát hiện ra hàng cấm thì làm thủ tục thông quan theo quy định.
…
Như vậy, theo quy định trên thì quy trình sử dụng chó nghiệp vụ ngành Hải quan kiểm tra phát hiện hàng cấm giấu trong hàng hóa xuất nhập khẩu được thực hiện như sau:
- Bố trí đủ cán bộ, nhân viên để chủ động thực hiện các biện pháp đề phòng đối tượng chống cự, cướp, tẩu tán tang vật, chạy trốn.
- Trực tiếp thông báo cho chủ hàng, người đại diện hợp pháp của chủ hàng hoặc người điều khiển phương tiện biết mục đích, nội dung và yêu cầu họ, chứng kiến quá trình kiểm tra.
- Quan sát toàn diện bên ngoài, bên trong phương tiện và hàng hóa sẽ kiểm tra, phỏng vấn và quan sát hành vi, thái độ của chủ hàng hoặc người điều khiển phương tiện để phát hiện các vị trí nghi vấn giấu ma túy, chất nổ...
- Yêu cầu chủ hàng xuất trình toàn bộ hàng hóa để chó nghiệp vụ tác nghiệp được thuận lợi.
- Sử dụng chó nghiệp vụ kiểm tra lần lượt bên ngoài, bên trong phương tiện vận tải, hàng hóa; tập trung kiểm tra kỹ lưỡng những vị trí nghi vấn.
Ngoài hàng hóa, huấn luyện viên phải sử dụng chó nghiệp vụ ngửi các loại bao bì đóng gói, các loại container, pallet (kệ, giá đỡ) các vật dụng khác đã và đang chứa hàng hóa được kiểm tra.
- Khi chó nghiệp vụ phát hiện có hơi ma túy, chất nổ hàng cấm trên phương tiện, hàng hóa, hành lý phải mở và kiểm tra chi tiết, xác định có hay không có ma túy, chất nổ.
- Nếu phát hiện có hàng cấm được cất giấu thì thực hiện theo quy định tại khoản 3, Điều 7 và Điều 12 của quy chế này.
- Nếu không phát hiện ra hàng cấm thì làm thủ tục thông quan theo quy định.
Chó nghiệp vụ của ngành Hải quan phát hiện hàng cấm trong hàng hóa nhưng đối tượng đó được hưởng chế độ ưu đãi miễn trừ thì xử lý như thế nào?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Quy định về quy trình sử dụng chó nghiệp vụ ban hành kèm theo Quyết định 3927/QĐ-TCHQ năm 2015, có quy định về xử lý tình huống như sau:
Xử lý tình huống
1. Trong khi kiểm tra nếu CNV phát hiện nguồn hơi các loại hàng cấm trong hàng hóa, hành lý, phương tiện vận tải của đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi miễn trừ thì đơn vị chủ trì kiểm tra báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu để báo cáo Tổng cục trưởng; sau đó thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Tổng cục trưởng.
2. Trường hợp chủ hàng hóa, người đại diện hợp pháp của chủ hàng, người điều khiển phương tiện bỏ trốn hoặc không chấp hành thì báo cáo lãnh đạo trực tiếp để tổ chức giám sát, bảo vệ rồi mới tiếp tục thực hiện kiểm tra hàng hóa, phương tiện.
3. Trường hợp đối tượng sử dụng vũ lực, vũ khí chống người thi hành công vụ, chạy trốn khi bị kiểm tra thì sử dụng các biện pháp trấn áp, truy đuổi để bắt giữ đối tượng và báo cáo lãnh đạo giải quyết tiếp.
Như vậy, theo quy định trên thì chó nghiệp vụ của ngành Hải quan phát hiện hàng cấm trong hàng hóa nhưng đối tượng đó được hưởng chế độ ưu đãi miễn trừ thì đơn vị chủ trì kiểm tra báo cáo Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu để báo cáo Tổng cục trưởng; sau đó thực hiện theo ý kiến chỉ đạo của Tổng cục trưởng.
Bùi Thị Thanh Sương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chó nghiệp vụ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá trị chứng khoán tính khấu trừ khi trích lập dự phòng rủi ro được xác định như thế nào theo quy định pháp luật?
- Kiểm tra thực tế hàng hóa theo đề nghị của Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan đối với hàng hóa nào?
- Tiến hành xác định diện tích đất nào trong kế hoạch sử dụng đất hằng năm cấp huyện theo Luật Đất đai mới?
- Hồ sơ hoàn thuế thu nhập cá nhân khi ủy quyền cho công ty quyết toán thuế TNCN là hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước đúng không?
- Quyết định trưng dụng đất có được ủy quyền không? Cơ quan nào sẽ quyết định bồi thường thiệt hại do trưng dụng đất gây ra?