Chồng có được yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản trong vụ án ly hôn không?

Yêu cầu áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản trong vụ án ly hôn có được không? Hai vợ chồng có tranh chấp về tài sản khi ly hôn. Trong đó có tài sản làm sổ tiết kiệm và tài khoản ngân hàng đang đứng tên của người vợ. Vì sợ vợ có hành vi không đảm bảo sự toàn vẹn của khối tài sản chung? Câu hỏi đến từ anh L.K ở Long An.

Chồng có được yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản trong vụ án ly hôn không?

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án. Và việc áp dụng này có thể được thực hiện đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án.

Hướng dẫn về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, Điều 2 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP hướng dẫn áp dụng quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành có quy định:

Về việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật Tố tụng dân sự
1. Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật Tố tụng dân sự (sau đây gọi chung là đương sự) có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật Tố tụng dân sự trong những trường hợp sau đây:
a) Để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Tòa án giải quyết mà cần phải được giải quyết ngay, nếu chậm trễ sẽ ảnh hưởng xấu đến đời sống, tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của đương sự;
Ví dụ: A gây thương tích cho B. Tòa án đang giải quyết vụ án yêu cầu bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm. B cần tiền ngay để điều trị thương tích tại bệnh viện nên B yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời buộc A thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm.
b) Để thu thập, bảo vệ chứng cứ của vụ án đang do Tòa án thụ lý, giải quyết trong trường hợp đương sự cản trở việc thu thập chứng cứ hoặc chứng cứ đang bị tiêu hủy, có nguy cơ bị tiêu hủy hoặc sau này khó có thể thu thập được;
Ví dụ: A khởi kiện tranh chấp ranh giới bất động sản liền kề với B, A yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp, buộc B giữ nguyên hiện trạng mốc giới ngăn cách đất, không được di dời.
c) Để bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, tức là bảo toàn mối quan hệ, đối tượng có liên quan trực tiếp đến vụ án đang được Tòa án giải quyết;
Ví dụ: Trong vụ án ly hôn, người vợ đứng tên sổ tiết kiệm tại ngân hàng, người chồng yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản đứng tên người vợ để bảo đảm cho việc giải quyết phân chia tài sản chung của vợ chồng.
d) Để bảo đảm việc giải quyết vụ án hoặc thi hành án, tức là làm cho chắc chắn các căn cứ để giải quyết vụ án, các điều kiện để khi bản án, quyết định của Tòa án được thi hành thì có đầy đủ điều kiện để thi hành án.
...

Như vậy, trong vụ án ly hôn, để bảo toàn tình trạng hiện có, tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, người chồng có quyền yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản đứng tên người vợ để bảo đảm cho việc giải quyết phân chia tài sản chung của vợ chồng.

Ai có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?

Thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

- Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.

- Tại phiên tòa, việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định.

Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản trong vụ án ly hôn

Áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản trong vụ án ly hôn (Hình từ Internet)

Tài sản nào không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời?

Tài sản không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo khoản 4 Điều 4 Nghị quyết 02/2020/NQ-HĐTP quy định như sau:

- Tài sản bị cấm lưu thông theo quy định của pháp luật; tài sản phục vụ quốc phòng, an ninh, lợi ích công cộng;

- Tài sản của cá nhân gồm: Lương thực đáp ứng nhu cầu thiết yếu; thuốc cần dùng để phòng, chữa bệnh; vật dụng cần thiết của người tàn tật, vật dụng dùng để chăm sóc người ốm; đồ dùng thờ cúng thông thường theo tập quán ở địa phương; công cụ lao động cần thiết, có giá trị không lớn được dùng làm phương tiện sinh sống thiết yếu của người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; đồ dùng sinh hoạt thiết yếu;

- Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ gồm: Thuốc phục vụ việc phòng, chữa bệnh cho người lao động; lương thực, thực phẩm, dụng cụ và tài sản khác phục vụ bữa ăn cho người lao động; nhà trẻ, trường học, cơ sở y tế và thiết bị, phương tiện, tài sản khác thuộc các cơ sở này, nếu không phải là tài sản để kinh doanh; trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng, chống cháy nổ, phòng, chống ô nhiễm môi trường.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biện pháp khẩn cấp tạm thời

Nguyễn Anh Hương Thảo

Biện pháp khẩn cấp tạm thời
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biện pháp khẩn cấp tạm thời
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong vụ án dân sự, mẫu quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời dành cho Thẩm phán là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu quyết định hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời dành cho Hội đồng xét xử sơ thẩm và Hội đồng xét xử phúc thẩm trong vụ án dân sự?
Pháp luật
Biện pháp khẩn cấp tạm thời là gì? Hiện nay có bao nhiêu biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định?
Pháp luật
Có được áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự đối với tài sản là công cụ lao động cần thiết không?
Pháp luật
Số tiền phải nộp khi yêu cầu Tòa áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời nào trong trường hợp một bên đương sự không giao tài sản để định giá?
Pháp luật
Có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời là phong tỏa tài khoản ngân hàng đối với bị đơn là doanh nghiệp chỉ có một tài khoản ngân hàng duy nhất không?
Pháp luật
Việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời tại phiên tòa sẽ được thực hiện bằng một quyết định riêng hay chung trong bản án?
Pháp luật
Văn bản yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ phải có những nội dung nào?
Pháp luật
Chồng có được yêu cầu Tòa án áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời phong tỏa tài khoản trong vụ án ly hôn không?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào