Chồng là Phó Thủ trưởng cơ quan thì vợ có được làm văn thư hay không? Các nguyên tắc, yêu cầu quản lý công tác văn thư bao gồm những gì?
Chồng là Phó Thủ trưởng cơ quan thì vợ có được làm văn thư hay không?
Đối với trường hợp này, quy định không hạn chế bạn nhé; Do đó khi bạn có chồng là Phó Thủ trưởng cơ quan, vợ vẫn có thể là văn thư và được giao quản lý con dấu của cơ quan.
Về tiêu chuẩn, chức danh, mã số ngạch công chức văn thư lưu trữ; Căn cứ theo Điều 3 và Điều 4 Thông tư 2/2021/TT-BNV, tên các điểm tại Điều này được sửa đổi bởi khoản 9 Điều 1 Thông tư 06/2022/TT-BNV quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn nghiệp vụ chuyên môn ngạch công chức chuyên ngành văn thư do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành như sau:
"Điều 3. Chức danh, mã số ngạch công chức chuyên ngành hành chính và công chức chuyên ngành văn thư
1. Các ngạch công chức chuyên ngành hành chính:
a) Chuyên viên cao cấp
Mã số: 01.001
b) Chuyên viên chính
Mã số: 01.002
c) Chuyên viên
Mã số: 01.003
d) Cán sự
Mã số: 01.004
đ) Nhân viên
Mã số: 01.005
2. Các ngạch công chức chuyên ngành văn thư:
a) Văn thư viên chính
Mã số: 02.006
b) Văn thư viên
Mã số: 02.007
c) Văn thư viên trung cấp
Mã số: 02.008
Điều 4. Tiêu chuẩn chung về phẩm chất
1) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững và am hiểu sâu đường lối, chủ trương của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân;
2) Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan;
3) Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;
4) Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực;
5) Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực."
Công tác văn thư
Chồng là Phó Thủ trưởng cơ quan nếu vợ làm văn thư thì có được quản lý con dấu hay không?
Căn cứ theo Điều 32 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 32. Quản lý con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giao cho Văn thư cơ quan quản lý, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức theo quy định.
2. Văn thư cơ quan có trách nhiệm
a) Bảo quản an toàn, sử dụng con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức tại trụ sở cơ quan, tổ chức.
b) Chỉ giao con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức cho người khác khi được phép bằng văn bản của người có thẩm quyền. Việc bàn giao con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức phải được lập biên bản.
c) Phải trực tiếp đóng dấu, ký số vào văn bản do cơ quan, tổ chức ban hành và bản sao văn bản.
d) Chỉ được đóng dấu, ký số của cơ quan, tổ chức vào văn bản đã có chữ ký của người có thẩm quyền và bản sao văn bản do cơ quan, tổ chức trực tiếp thực hiện."
Theo đó người đứng đầu cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giao cho Văn thư cơ quan quản lý, sử dụng con dấu.
Các nguyên tắc, yêu cầu quản lý công tác văn thư bao gồm những gì?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 4. Nguyên tắc, yêu cầu quản lý công tác văn thư
1. Nguyên tắc
Công tác văn thư được thực hiện thống nhất theo quy định của pháp luật.
2. Yêu cầu
a) Văn bản của cơ quan, tổ chức phải được soạn thảo và ban hành đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức, thể thức và kỹ thuật trình bày theo quy định của pháp luật: Đối với văn bản quy phạm pháp luật được thực hiện theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đối với văn bản chuyên ngành do người đứng đầu cơ quan quản lý ngành, lĩnh vực căn cứ Nghị định này để quy định cho phù hợp; đối với văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định này.
b) Tất cả văn bản đi, văn bản đến của cơ quan, tổ chức phải được quản lý tập trung tại Văn thư cơ quan để làm thủ tục tiếp nhận, đăng ký, trừ những loại văn bản được đăng ký riêng theo quy định của pháp luật.
c) Văn bản đi, văn bản đến thuộc ngày nào phải được đăng ký, phát hành hoặc chuyển giao trong ngày, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo. Văn Bản đến có các mức độ khẩn: “Hỏa tốc”, “Thượng khẩn” và “Khẩn” (sau đây gọi chung là văn bản khẩn) phải được đăng ký, trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.
d) Văn bản phải được theo dõi, cập nhật trạng thái gửi, nhận, xử lý.
đ) Người được giao giải quyết, theo dõi công việc của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm lập hồ sơ về công việc được giao và nộp lưu hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ cơ quan.
e) Con dấu, thiết bị lưu khóa bí mật của cơ quan, tổ chức phải được quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
g) Hệ thống phải đáp ứng các quy định tại phụ lục VI Nghị định này và các quy định của pháp luật có liên quan."
Theo đó, nguyên tắc, yêu cầu quản lý công tác văn thư thực hiện như trên.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công tác văn thư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?
- Cập nhật các văn bản pháp luật về xuất nhập khẩu mới nhất? Tải Luật thuế xuất nhập khẩu PDF hiện nay?
- Sự ra đời của Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc? Thời gian tổ chức Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 18 11?
- Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt khi kinh doanh gôn là bao nhiêu? Xác định số tiền thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp khi kinh doanh gôn?
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?