Chủ đầu tư để trống đất được giao để xây dựng dự án nhiều năm thì có phát sinh rủi ro gì khi nhận làm tài sản thế chấp không?
- Chủ đầu tư để trống đất được giao để xây dựng dự án nhiều năm thì có vi phạm điều cấm hay không?
- Chủ đầu tư để trống đất được giao để xây dựng dự án nhiều năm thì có phát sinh rủi ro gì khi nhận làm tài sản thế chấp không?
- Những lý do nào khi hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư xây dựng dự án vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước không tiến hành thu hồi đất?
Chủ đầu tư để trống đất được giao để xây dựng dự án nhiều năm thì có vi phạm điều cấm hay không?
Theo quy định tại Điều 12 Luật Đất đai 2013 có nêu các hành vi bị cấm bao gồm:
"Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
1. Lấn, chiếm, hủy hoại đất đai.
2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố.
3. Không sử dụng đất, sử dụng đất không đúng mục đích.
4. Không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện quyền của người sử dụng đất.
5. Nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức đối với hộ gia đình, cá nhân theo quy định của Luật này.
6. Sử dụng đất, thực hiện giao dịch về quyền sử dụng đất mà không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
7. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.
8. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về quản lý đất đai.
9. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin về đất đai không chính xác theo quy định của pháp luật.
10. Cản trở, gây khó khăn đối với việc thực hiện quyền của người sử dụng đất theo quy định của pháp luật."
Trong các quy định trên thì có trường hợp không sử dụng đất. Theo đó, nếu đất được giao mà không sử dụng thì thuộc trường hợp vi phạm quy định bị cấm.
Chủ đầu tư để trống đất được giao để xây dựng dự án nhiều năm thì có phát sinh rủi ro gì khi nhận làm tài sản thế chấp không? (Hình từ Internet)
Chủ đầu tư để trống đất được giao để xây dựng dự án nhiều năm thì có phát sinh rủi ro gì khi nhận làm tài sản thế chấp không?
Rủi ro có thể xảy ra khi vi phạm quy định về đất đai thì đất đó có khả năng bị thu hồi theo quy định tại Điều 64 Luật Đất đai 2013:
"Điều 64. Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai
1. Các trường hợp thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai bao gồm:
a) Sử dụng đất không đúng mục đích đã được Nhà nước giao, cho thuê, công nhận quyền sử dụng đất và đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi sử dụng đất không đúng mục đích mà tiếp tục vi phạm;
b) Người sử dụng đất cố ý hủy hoại đất;
c) Đất được giao, cho thuê không đúng đối tượng hoặc không đúng thẩm quyền;
d) Đất không được chuyển nhượng, tặng cho theo quy định của Luật này mà nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho;
đ) Đất được Nhà nước giao để quản lý mà để bị lấn, chiếm;
e) Đất không được chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của Luật này mà người sử dụng đất do thiếu trách nhiệm để bị lấn, chiếm;
g) Người sử dụng đất không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành;
h) Đất trồng cây hàng năm không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục; đất trồng cây lâu năm không được sử dụng trong thời hạn 18 tháng liên tục; đất trồng rừng không được sử dụng trong thời hạn 24 tháng liên tục;
i) Đất được Nhà nước giao, cho thuê để thực hiện dự án đầu tư mà không được sử dụng trong thời hạn 12 tháng liên tục hoặc tiến độ sử dụng đất chậm 24 tháng so với tiến độ ghi trong dự án đầu tư kể từ khi nhận bàn giao đất trên thực địa phải đưa đất vào sử dụng; trường hợp không đưa đất vào sử dụng thì chủ đầu tư được gia hạn sử dụng 24 tháng và phải nộp cho Nhà nước khoản tiền tương ứng với mức tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với thời gian chậm tiến độ thực hiện dự án trong thời gian này; hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về đất và tài sản gắn liền với đất, trừ trường hợp do bất khả kháng."
Trong các quy định trên thì điểm i là trường hợp có liên quan. Theo đó, khi đất được giao nhằm thực hiện dự án đầu tư mà chủ đầu tư không sử dụng hoặc chậm tiến độ theo quy định nêu trên thì có khả bị bị nhà nước thu hồi đất. Lúc này, quyền của các bên trong việc thế chấp sẽ bị ảnh hưởng.
Những lý do nào khi hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư xây dựng dự án vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước không tiến hành thu hồi đất?
Căn cứ khoản 1 Điều 15 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 15. Các trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư và thời điểm để tính gia hạn 24 tháng đối với trường hợp không đưa đất vào sử dụng hoặc chậm tiến độ sử dụng đất
1. Các trường hợp bất khả kháng ảnh hưởng đến tiến độ sử dụng đất của dự án đầu tư đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 64 của Luật Đất đai, gồm:
a) Do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường;
b) Do ảnh hưởng trực tiếp của hỏa hoạn, dịch bệnh;
c) Do ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh;
d) Các trường hợp bất khả kháng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
..."
Theo đó, những lý do khi hết thời hạn được gia hạn mà chủ đầu tư vẫn chưa đưa đất vào sử dụng thì Nhà nước không tiến hành thu hồi đất bao gồm:
- Do ảnh hưởng trực tiếp của thiên tai, thảm họa môi trường;
- Do ảnh hưởng trực tiếp của hỏa hoạn, dịch bệnh;
- Do ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh;
- Các trường hợp bất khả kháng khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Phạm Tiến Đạt
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chủ đầu tư có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viên chức Bộ Tư pháp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ trong bao nhiêu năm thì bị đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc?
- Mẫu phiếu đánh giá việc giải quyết thủ tục hành chính của các đơn vị tại Trụ sở chính Ngân hàng Nhà nước? Cách chấm điểm tiêu chí đánh giá?
- Đối tượng được hỗ trợ bằng tiền không quá 05 lần giá đất nông nghiệp khi bị thu hồi đất theo Luật Đất đai mới?
- Mẫu bảng tổng hợp kết quả đánh giá của đồng nghiệp trong tổ chuyên môn sử dụng trong đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non?
- Mẫu danh sách thanh niên xung phong được hưởng chế độ trợ cấp một lần là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?