Chủ đầu tư khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại khu vực biên giới Việt Nam và Lào thì cần phải xin ý kiến của chính quyền nước bạn hay không?

Anh hiện là một chủ đầu tư cho một dự án xây dựng công trình thủy lợi tại khu vực biên giới của Việt Nam và Lào. Anh thắc mắc là công trình được xây ở khu vực sông thuộc lãnh thổ của mình nhưng cũng là ranh giới với nước bạn thì có cần phải xin ý kiến từ chính quyền nước bạn hay không? Anh Hùng từ Hà Nội.

Khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải đáp ứng những nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 15 Luật Thủy lợi 2017 quy định về nguyên tắc trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi như sau:

Nguyên tắc trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi
1. Đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải tuân thủ pháp luật về đầu tư, xây dựng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Nhà nước đầu tư xây dựng công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi lớn, công trình thủy lợi khó huy động các nguồn lực xã hội, hồ chứa nước ở vùng khan hiếm nước; công trình thủy lợi kết hợp phục vụ quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai; công trình thủy lợi ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, vùng bị ảnh hưởng lớn của biến đổi khí hậu.
3. Tổ chức, cá nhân sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi có trách nhiệm đầu tư xây dựng công trình thủy lợi nhỏ, thủy lợi nội đồng.
4. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư xây dựng hoặc hợp tác đầu tư xây dựng công trình thủy lợi theo hình thức đối tác công tư.
5. Việc xây dựng các công trình thủy lợi phải tính đến khả năng điều hòa, chuyển, phân phối, sử dụng nước giữa công trình thủy lợi và nguồn nước khác.
6. Việc đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải được tính toán chặt chẽ các yếu tố địa chất, địa chấn để bảo đảm an toàn cao nhất cho công trình và tính mạng con người.

Theo đó, khi thực hiện đầu tư một dự án xây dựng công trình thủy lợi thì cần tuân thủ các nguyên tắc theo quy định nêu trên.

công trình thủy lợi khu vực biên giới Việt - Lào

Công trình thủy lợi khu vực biên giới Việt - Lào (Hình từ Internet)

Việc đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải đáp ứng các yêu cầu nào?

Căn cứ Điều 17 Luật Thủy lợi 2017 quy định về các yêu cầu khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình thủy lợi như sau:

Yêu cầu trong đầu tư xây dựng công trình thủy lợi
1. Việc đầu tư xây dựng công trình thủy lợi phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch thủy lợi;
b) Áp dụng các giải pháp để giảm thiểu tổn thất nước và giảm diện tích đất phải sử dụng khi xây dựng công trình;
c) Phải tính đến yếu tố kết nối giữa các công trình thủy lợi, giữa công trình thủy lợi với công trình hạ tầng kỹ thuật khác có liên quan, giữa các vùng, nguồn nước;
d) Đồng bộ từ công trình đầu mối đến công trình thủy lợi nội đồng, khép kín trong hệ thống công trình thủy lợi;
đ) Kết hợp hài hòa giải pháp công trình và phi công trình;
e) Bố trí đủ nguồn lực để thi công công trình trong giai đoạn vượt lũ, chống lũ an toàn;
g) Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi.
2. Dự án bảo trì, nâng cấp, hiện đại hóa công trình thủy lợi phải tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này và bảo đảm giảm thiểu ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của công trình thủy lợi.

Như vậy, trong việc thực hiện đầu tư xây dựng công trình thủy lợi chủ đầu tư phải đáp bảo các yêu cầu như:

- Phù hợp với quy hoạch thủy lợi;

- Áp dụng các giải pháp để giảm thiểu tổn thất nước và giảm diện tích đất phải sử dụng khi xây dựng công trình;

- Phải tính đến yếu tố kết nối giữa các công trình thủy lợi, giữa công trình thủy lợi với công trình hạ tầng kỹ thuật khác có liên quan, giữa các vùng, nguồn nước;

- Đồng bộ từ công trình đầu mối đến công trình thủy lợi nội đồng, khép kín trong hệ thống công trình thủy lợi;

- Kết hợp hài hòa giải pháp công trình và phi công trình;

- Bố trí đủ nguồn lực để thi công công trình trong giai đoạn vượt lũ, chống lũ an toàn;

- Bảo đảm an toàn công trình thủy lợi.

Chủ đầu tư khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại khu vực biên giới Việt Nam và Lào thì cần phải xin ý kiến của chính quyền nước bạn hay không?

Căn cứ Điều 23 Hiệp định về quy chế biên giới Quốc gia giữa Chính phủ Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào quy đinh về việc xây dựng công trình thủy lợi ở khu vực biên giới Việt Nam và Lào như sau:

Điều 23.
a. Công dân cư trú hai bên bờ sông suối biên giới được sử dụng nước sông suối để đáp ứng các nhu cầu về sinh hoạt, sản xuất và giao thông.
b. Việc làm các công trình thuỷ lợi, thuỷ điện và các công trình khác cỡ nhỏ trên các sông suối biên giới phải được phép của chính quyền cấp tỉnh hữu quan của hai Bên ký kết trên cơ sở tôn trọng lợi ích của cả hai Bên ký kết và tránh không được làm thay đổi dòng chảy và ô nhiễm môi trường của các sông suối đó.
c. Việc xây dựng những công trình thuỷ lợi, thuỷ điện và các công trình khác cỡ vừa hoặc lớn trên các sông suối biên giới, kể cả các công trình xa đường biên giới nhưng có ảnh hưởng trực tiếp đến lưu lượng nước và môi trường của các sông suối đó, phải được Chính phủ hai Bên ký kết thoả thuận.
d. Hai Bên ký kết có những biện pháp bảo vệ môi trường các sông suối biên giới.
Trong việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên các sông suối biên giới cấm dùng chất nổ, chất độc hoá học, các loại lá, rễ cây có chất độc và các phương tiện khác có thể làm cho thuỷ sản chết hàng loạt.

Như vậy, khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình thủy lợi tại khu vực biên giới Việt Nam và Lào thì chủ thì phải xin ý kiến của chính quyền nước bạn.

Các công trình chỉ được phép thực hiện khi được phép của chính quyền cấp tỉnh hữu quan của hai Bên ký kết trên cơ sở tôn trọng lợi ích của cả hai Bên ký kết và tránh không được làm thay đổi dòng chảy và ô nhiễm môi trường của các sông suối đó.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình thủy lợi

Trần Thành Nhân

Công trình thủy lợi
Biên giới quốc gia
Căn cứ pháp lý
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Công trình thủy lợi có thể đặt câu hỏi tại đây.

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình thủy lợi Biên giới quốc gia
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
Pháp luật
Khi vào khu vực biên giới thì công dân Việt Nam không phải là cư dân biên giới phải chuẩn bị các giấy tờ gì?
Pháp luật
Người dân khu vực biên giới Việt Nam muốn sang khu vực biên giới Campuchia phải được sự cho phép của cơ quan nào?
Pháp luật
Để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát công trình thủy lợi theo quy định thì cá nhân phải đáp ứng những gì?
Pháp luật
Xử lý người được giao quản lý công trình thủy lợi tự ý xây dựng công trình không phép theo quy định như thế nào?
Pháp luật
Hành vi tự ý san lấp công trình thủy lợi để xây dựng lối đi lại của các hộ gia đình sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Đất công trình thủy lợi thuộc loại đất nào? Và loại đất này thuộc trường hợp được Nhà nước giao đất hay cho thuê đất?
Pháp luật
Hồ Thác Bà ở tỉnh nào? Đảm bảo an toàn hồ Thác Bà theo yêu cầu mới nhất của Thủ tướng tại Công điện 92 thế nào?
Pháp luật
Trong khảo sát địa hình công trình đê điều thì những tài liệu địa hình nào cần phải thu thập trong giai đoạn báo cáo tiền khả thi?
Pháp luật
Mực nước sông Hồng tại Hà Nội bao nhiêu thì đảm bảo an toàn chống lũ? Xả lũ Hòa Bình thế nào để giảm thiểu sạt lở?
Xem thêm...
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào