Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 102/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định chi tiết loại đất trong nhóm đất phi nông nghiệp
...
6. Đất sử dụng vào mục đích công cộng, bao gồm:
...
b) Đất công trình thủy lợi là đất xây dựng đê điều, kè, cống, đập, tràn xả lũ, đường hầm thủy công, hệ thống cấp nước, thoát nước, tưới nước, tiêu nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp kể cả hành lang bảo vệ công trình thủy lợi mà phải sử dụng đất; công trình thủy lợi đầu mối kể cả nhà làm việc, nhà kho, cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng công trình thủy lợi thuộc phạm vi công trình thủy lợi;
c) Đất công trình cấp nước, thoát nước là đất xây dựng nhà máy nước, trạm bơm nước, các loại bể, tháp chứa nước, tuyến cấp nước, thoát nước; công trình xử lý nước, bùn, bùn cặn kể cả nhà làm việc, nhà kho, cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng công trình cấp nước, thoát nước ngoài các cụm công nghiệp, khu công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung, khu chế xuất, các khu sản xuất, kinh doanh tập trung và các công trình khác theo quy định của pháp luật;
...
Như vậy, đất công trình thủy lợi là đất sử dụng vào mục đích công cộng, thuộc nhóm đất phi nông nghiệp.
Theo đó, đất công trình thủy lợi là đất được sử dụng để xây dựng đê điều, kè, cống, đập, tràn xả lũ, đường hầm thủy công, hệ thống cấp nước, thoát nước, tưới nước, tiêu nước chủ yếu phục vụ cho sản xuất nông nghiệp kể cả hành lang bảo vệ công trình thủy lợi mà phải sử dụng đất; công trình thủy lợi đầu mối kể cả nhà làm việc, nhà kho, cơ sở sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng công trình thủy lợi thuộc phạm vi công trình thủy lợi.
Đất công trình thủy lợi thuộc nhóm đất nào? Được sử dụng để làm gì? Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi? (hình từ internet)
Ai có trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi?
Căn cứ theo Điều 21 Luật Thủy lợi 2017 quy định như sau:
Trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi
1. Đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước, trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
2. Đối với công trình thủy lợi do tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng thì tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm quản lý.
Như vậy, trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi như sau:
(1) Đối với công trình thủy lợi sử dụng vốn nhà nước, trách nhiệm quản lý công trình thủy lợi là:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý công trình thủy lợi quan trọng đặc biệt, công trình thủy lợi mà việc khai thác và bảo vệ liên quan đến 02 tỉnh trở lên;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn căn cứ vào điều kiện cụ thể của địa phương, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
(2) Đối với công trình thủy lợi do tổ chức, cá nhân tự đầu tư xây dựng thì tổ chức, cá nhân đó có trách nhiệm quản lý.
Việc quản lý, khai thác công trình thủy lợi phải có sự tham gia của ai?
Nguyên tắc quản lý, khai thác công trình thủy lợi được quy định tại Điều 19 Luật Thủy lợi 2017 như sau:
Nguyên tắc quản lý, khai thác công trình thủy lợi
1. Quản lý thống nhất theo hệ thống công trình thủy lợi, từ công trình đầu mối đến công trình thủy lợi nội đồng; phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của hệ thống, đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng nước phục vụ sản xuất, dân sinh và các ngành kinh tế.
2. Tuân thủ quy trình vận hành được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; có phương án ứng phó thiên tai.
3. Bảo đảm hài hòa các lợi ích, chia sẻ rủi ro, hạn chế tác động bất lợi đến các vùng liên quan; phát huy hiệu quả khai thác tổng hợp, phục vụ đa mục tiêu của hệ thống thủy lợi.
4. Quản lý, khai thác công trình thủy lợi phải có sự tham gia của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và các bên có liên quan.
5. Ứng dụng công nghệ cao, công nghệ tiên tiến trong quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
Như vậy, việc quản lý, khai thác công trình thủy lợi phải có sự tham gia của người sử dụng sản phẩm, dịch vụ thủy lợi và các bên có liên quan.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đất công trình thủy lợi có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 03 lưu ý quan trọng khi đánh giá xếp loại đảng viên cuối năm? Điều kiện cơ bản để được đánh giá xếp loại?
- Hóa đơn bán hàng là gì? Trường hợp nào được cấp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo từng lần phát sinh là hóa đơn bán hàng?
- Giáo dục mầm non là gì? Nội dung giáo dục mầm non phải bảo đảm yêu cầu gì theo quy định pháp luật?
- Kho bảo thuế được thành lập trong khu vực nào? Kho bảo thuế có phải là địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa không?
- Không sử dụng đất trồng cây lâu năm liên tục trong 18 tháng bị phạt bao nhiêu tiền? Bị thu hồi đất trong trường hợp nào?