Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền hạn gì?
- Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền hạn gì?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định ra sao?
- Chủ tịch Hội đồng có được sử dụng con dấu của đơn vị sự nghiệp công lập khi ký các văn bản của Hội đồng quản lý hay không?
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền hạn gì?
Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hình từ Internet)
Theo Điều 8 Thông tư 41/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng
Chủ tịch Hội đồng chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng cơ quan thành lập Hội đồng quản lý và trước pháp luật về chỉ đạo, quản lý thực hiện nhiệm vụ và kết quả thực hiện nhiệm vụ của Hội đồng quản lý, cụ thể:
1. Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động năm, tháng, quý của Hội đồng quản lý; phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên Hội đồng quản lý.
2. Quyết định về chương trình nghị sự, chủ tọa các cuộc họp và tổ chức bỏ phiếu tại cuộc họp Hội đồng quản lý; chỉ đạo đơn vị sự nghiệp công lập hoặc thành viên chuẩn bị nội dung, chương trình họp định kỳ, đột xuất của Hội đồng quản lý; đề xuất nội dung và các vấn đề thảo luận ở Hội đồng quản lý.
3. Triệu tập các cuộc họp, phiên họp Hội đồng quản lý định kỳ và đột xuất.
4. Ký các văn bản của Hội đồng quản lý.
5. Lãnh đạo, điều hành Hội đồng quản lý hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này và theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có quyền hạn gồm:
- Chỉ đạo xây dựng kế hoạch hoạt động năm, tháng, quý của Hội đồng quản lý; phân công nhiệm vụ cụ thể của các thành viên Hội đồng quản lý.
- Quyết định về chương trình nghị sự, chủ tọa các cuộc họp và tổ chức bỏ phiếu tại cuộc họp Hội đồng quản lý; chỉ đạo đơn vị sự nghiệp công lập hoặc thành viên chuẩn bị nội dung, chương trình họp định kỳ, đột xuất của Hội đồng quản lý; đề xuất nội dung và các vấn đề thảo luận ở Hội đồng quản lý.
- Triệu tập các cuộc họp, phiên họp Hội đồng quản lý định kỳ và đột -xuất.
- Ký các văn bản của Hội đồng quản lý.
- Lãnh đạo, điều hành Hội đồng quản lý hoạt động, thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 4 Thông tư này và theo quy định của pháp luật.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định ra sao?
Theo Điều 8 Thông tư 41/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn
Thực hiện theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 03/2016/TT-BNV và quy định pháp luật.
Dẫn chiếu theo Điều 8 Thông tư 03/2016/TT-BNV quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như sau:
- Quyết định mục tiêu, chiến lược và kế hoạch phát triển trung hạn và hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thông qua quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quyết định chủ trương về xây dựng tổ chức bộ máy, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức, người lao động; tài chính, tài sản, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, huy động các nguồn lực cần thiết để phát triển hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Quyết định về định hướng hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và phát triển khoa học công nghệ của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng quản lý, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và chế độ chính sách đối với người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Trong trường hợp Nghị định của Chính phủ về cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực có quy định phân cấp cho Hội đồng quản lý được quyền thuê người giữ các chức danh người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu (theo đề nghị của người đứng đầu) đơn vị sự nghiệp công lập thì Bộ quản lý ngành, lĩnh vực sự nghiệp hướng dẫn cụ thể nội dung này.
- Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo cơ quan quản lý cấp trên về các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Định kỳ hoặc đột xuất yêu cầu người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo về các hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Thông qua việc thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị cấu thành của đơn vị sự nghiệp công lập; đề án xác định vị trí việc làm của đơn vị sự nghiệp công lập trước khi trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định.
- Thông qua kế hoạch tài chính, mức phí của các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ; các chỉ tiêu cơ bản trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và báo cáo quyết toán tài chính hàng năm của đơn vị sự nghiệp công lập.
Chủ tịch Hội đồng có được sử dụng con dấu của đơn vị sự nghiệp công lập khi ký các văn bản của Hội đồng quản lý hay không?
Theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 41/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Nguyên tắc làm việc
1. Hội đồng quản lý thực hiện theo nguyên tắc thảo luận tập thể, dân chủ, tôn trọng ý kiến các thành viên, công khai, biểu quyết và quyết định theo đa số.
2. Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, đề cao trách nhiệm cá nhân Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng quản lý.
3. Hội đồng quản lý thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo đúng thẩm quyền.
4. Văn bản do Chủ tịch Hội đồng ký, ban hành sử dụng con dấu của đơn vị sự nghiệp công lập và được lưu trữ theo quy định của pháp luật.
5. Thành viên Hội đồng quản lý
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan bổ nhiệm mình về thực hiện nhiệm vụ được giao, kết quả công việc, ý kiến biểu quyết, bỏ phiếu thông qua quyết nghị, quyết định của Hội đồng quản lý.
b) Chịu trách nhiệm toàn diện trước pháp luật khi có việc làm trái với quy định pháp luật, gây hậu quả xấu.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng được sử dụng con dấu của đơn vị sự nghiệp công lập khi ký các văn bản của Hội đồng quản lý.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?