Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động làm việc theo nguyên tắc nào?
- Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động làm việc theo nguyên tắc nào?
- Cuộc họp Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động được coi lại là hợp lệ khi nào?
- Thành phần Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động gồm những ai?
Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động làm việc theo nguyên tắc nào?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 07/2024/TT-BLĐTBXH quy định về nguyên tắc, chế độ làm việc của Hội đồng quản lý như sau:
Nguyên tắc, chế độ làm việc của Hội đồng quản lý
1. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng quản lý
a) Hội đồng quản lý làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số; quyết định của Hội đồng quản lý được thể hiện bằng hình thức Nghị quyết. Trường hợp số phiếu tán thành và không tán thành bằng nhau thì sẽ quyết định theo bên có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng.
b) Hội đồng quản lý hoạt động theo Quy chế hoạt động được cấp có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng quản lý phê duyệt.
c) Văn bản của Hội đồng quản lý được sử dụng con dấu của đơn vị sự nghiệp công lập và được lưu trữ theo quy định của pháp luật.
2. Chế độ làm việc của Hội đồng quản lý
a) Chủ tịch Hội đồng quản lý không phải là người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập. Chế độ làm việc của Chủ tịch Hội đồng quản lý do cấp có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý quyết định căn cứ vào yêu cầu thực tế và quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động làm việc theo nguyên tắc tập thể, quyết định theo đa số.
Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động làm việc theo nguyên tắc nào? (hình từ internet)
Cuộc họp Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động được coi lại là hợp lệ khi nào?
Căn cứ theo Điều 10 Thông tư 07/2024/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Nguyên tắc, chế độ làm việc của Hội đồng quản lý
...
3. Hội đồng quản lý tổ chức cuộc họp theo yêu cầu công việc và được xác định trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý. Các cuộc họp của Hội đồng quản lý được coi là hợp lệ khi có trên 2/3 số thành viên tham dự. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản lý có thể mời đại diện một số cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự cuộc họp Hội đồng quản lý để tham khảo ý kiến. Đại diện được mời dự họp Hội đồng quản lý không có quyền biểu quyết.
4. Nghị quyết của Hội đồng quản lý
a) Nghị quyết của Hội đồng quản lý được ghi thành văn bản, có ý kiến, chữ ký của tất cả thành viên Hội đồng quản lý tham dự họp hoặc ý kiến bằng văn bản của tất cả các thành viên Hội đồng quản lý trong trường hợp không tổ chức cuộc họp.
b) Nghị quyết của Hội đồng quản lý được thông qua khi có ít nhất ¾ tổng số thành viên Hội đồng quản lý tham dự họp nhất trí thông qua bằng hình thức bỏ phiếu kín.
...
Như vậy, cuộc họp Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động được coi lại là hợp lệ khi có trên 2/3 số thành viên tham dự.
Theo đó, trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng quản lý có thể mời đại diện một số cơ quan, tổ chức có liên quan tham dự cuộc họp Hội đồng quản lý để tham khảo ý kiến. Tuy nhiên, đại diện được mời dự họp Hội đồng quản lý không có quyền biểu quyết.
Thành phần Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 07/2024/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Số lượng, cơ cấu, nhiệm kỳ của Hội đồng quản lý
1. Thành phần Hội đồng quản lý
a) Đại diện cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có) của đơn vị sự nghiệp công lập, gồm đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có);
b) Đại diện Lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập;
c) Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Đại diện tổ chức, đơn vị liên quan.
2. Số lượng, cơ cấu Hội đồng quản lý
Hội đồng quản lý có từ 05 đến 11 thành viên; tổng số thành viên phải là số lẻ, gồm Chủ tịch Hội đồng quản lý, Phó Chủ tịch Hội đồng quản lý (nếu có), Thư ký Hội đồng quản lý và các thành viên khác.
3. Số lượng, cơ cấu, thành phần cụ thể của thành viên Hội đồng quản lý do người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập quyết định theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế và đặc thù hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản lý không quá 05 (năm) năm.
...
Như vậy, thành phần Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực lao động gồm:
- Đại diện cơ quan quản lý cấp trên hoặc cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có) của đơn vị sự nghiệp công lập, gồm đại diện của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có);
- Đại diện Lãnh đạo đơn vị sự nghiệp công lập;
- Viên chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Đại diện tổ chức, đơn vị liên quan.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng biên chế của hệ thống chính trị được quyết định theo nhiệm kỳ nào? Nội dung quản lý biên chế?
- Mẫu số 3A lập báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu qua mạng là mẫu nào? Báo cáo thẩm định hồ sơ mời thầu gồm những gì?
- Phương pháp sát hạch giấy phép lái xe quân sự từ 1/1/2025 theo Thông tư 68 mới nhất như thế nào?
- Người lao động có được bồi dưỡng bằng hiện vật khi làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm không?
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?