Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng không chuyển nhượng được phát hành theo hình thức nào? Hàng hóa được giao trả cho ai?
Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng không chuyển nhượng được phát hành theo hình thức nào?
Các dạng chứng từ vận tải đa phương thức được quy định tại Điều 12 Nghị định 87/2009/NĐ-CP như sau:
Các dạng chứng từ vận tải đa phương thức
1. Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng chuyển nhượng được thì được phát hành theo một trong các hình thức sau:
a) Xuất trình;
b) Theo lệnh;
c) Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc.
2. Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng không chuyển nhượng được thì được phát hành theo hình thức đích danh người nhận hàng.
3. Các dạng chứng từ trong vận tải đa phương thức nội địa do các bên thỏa thuận.
Như vậy, chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng không chuyển nhượng được thì được phát hành theo hình thức đích danh người nhận hàng.
Chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng không chuyển nhượng được phát hành theo hình thức nào? Hàng hóa được giao trả cho ai? (hình từ internet)
Đối với chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng không chuyển nhượng được thì hàng hóa được giao trả cho ai?
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 87/2009/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm giao trả hàng
1. Người kinh doanh vận tải đa phương thức cam kết thực hiện hoặc tổ chức thực hiện tất cả các công việc cần thiết nhằm đảm bảo việc giao trả hàng cho người nhận hàng.
2. Khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được phát hành dưới dạng chuyển nhượng được, tùy theo hình thức chứng từ, việc giao trả hàng quy định như sau:
a) Chứng từ ở hình thức “Xuất trình” thì hàng hóa được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đó;
b) Chứng từ ở hình thức “Theo lệnh” thì hàng hóa được giao trả cho người xuất trình một bản gốc của chứng từ đó đã được ký hậu một cách phù hợp;
c) Chứng từ ở hình thức “Theo lệnh của người có tên trong chứng từ gốc” thì hàng hóa được giao trả cho người chứng minh được mình là người có tên trong chứng từ và xuất trình một bản chứng từ gốc. Nếu chứng từ đó đã được chuyển đổi sang hình thức “Theo lệnh” thì hàng hóa được giao trả theo quy định tại điểm b khoản này.
3. Khi chứng từ vận tải đa phương thức đã được phát hành dưới dạng không chuyển nhượng được thì hàng hóa được giao trả cho người có tên là người nhận hàng trong chứng từ, khi người đó chứng minh được mình là người nhận hàng có tên trong chứng từ.
4. Khi hợp đồng vận tải đa phương thức quy định không phát hành chứng từ thì hàng hóa được giao trả cho một người theo chỉ định của người gửi hàng hoặc của người nhận hàng theo quy định của hợp đồng vận tải đa phương thức.
5. Sau khi người kinh doanh vận tải đa phương thức đã giao trả hàng cho người xuất trình một bản gốc chứng từ vận tải đa phương thức thì các bản gốc khác của chứng từ không còn giá trị nhận hàng.
Như vậy, đối với chứng từ vận tải đa phương thức ở dạng không chuyển nhượng được thì hàng hóa được giao trả cho người có tên là người nhận hàng trong chứng từ vận tải, khi người đó chứng minh được mình là người nhận hàng có tên trong chứng từ.
Lưu ý: Sau khi người kinh doanh vận tải đa phương thức đã giao trả hàng cho người xuất trình một bản gốc chứng từ vận tải đa phương thức thì các bản gốc khác của chứng từ không còn giá trị nhận hàng.
Việc giao trả hàng hóa bị coi là chậm khi nào?
Thời hạn giao trả hàng bị coi là chậm hoặc hàng hóa bị coi là mất được quy định tại Điều 21 Nghị định 87/2009/NĐ-CP như sau:
Thời hạn giao trả hàng bị coi là chậm hoặc hàng hóa bị coi là mất
1. Việc giao trả hàng bị coi là chậm khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Hàng hóa không được giao trả trong thời hạn đã được thỏa thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức;
b) Trường hợp không có sự thỏa thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức mà hàng hóa không được giao trả trong thời gian hợp lý đòi hỏi trong khi người kinh doanh vận tải đa phương thức đã làm hết khả năng của mình để có thể giao trả hàng, có xét đến hoàn cảnh của từng trường hợp cụ thể.
2. Hàng hóa bị coi là mất nếu chưa được giao trả trong vòng 90 ngày (kể cả ngày kể và ngày nghỉ) tiếp sau ngày giao trả hàng đã được thỏa thuận trong hợp đồng hoặc thời gian hợp lý như nêu tại điểm b khoản 1 Điều này, trừ trường hợp người kinh doanh vận tải đa phương thức có bằng chứng chứng minh ngược lại.
Như vậy, việc giao trả hàng bị coi là chậm khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Hàng hóa không được giao trả trong thời hạn đã được thỏa thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức;
- Trường hợp không có sự thỏa thuận trong hợp đồng vận tải đa phương thức mà hàng hóa không được giao trả trong thời gian hợp lý đòi hỏi trong khi người kinh doanh vận tải đa phương thức đã làm hết khả năng của mình để có thể giao trả hàng, có xét đến hoàn cảnh của từng trường hợp cụ thể.
Nguyễn Phạm Đài Trang
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng từ vận tải đa phương thức có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trọng tài quy chế là gì? Nguyên đơn làm đơn khởi kiện có được áp dụng giải quyết tranh chấp bằng trọng tài quy chế không?
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?