Có áp dụng lãi suất cho vay đặc biệt đối với nợ lãi chậm trả của ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt không?
Ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt có được Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 37/2024/TT-NHNN như sau:
Các trường hợp cho vay đặc biệt
1. Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt bằng nguồn tiền từ thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền trong các trường hợp sau:
a) Cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô để chi trả tiền gửi cho người gửi tiền;
b) Cho vay đặc biệt đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt là ngân hàng thương mại, ngân hàng hợp tác xã, công ty tài chính, tổ chức tài chính vi mô để thực hiện phương án phục hồi đã được phê duyệt;
c) Cho vay đặc biệt đối với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt để thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2024 đã được phê duyệt;
d) Cho vay đặc biệt đối với ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt để hỗ trợ phục hồi theo phương án chuyển giao bắt buộc theo Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 đã được phê duyệt.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, trường hợp ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt sẽ được Ngân hàng Nhà nước cho vay đặc biệt để chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.
Việc cho vay đặc biệt của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện bằng nguồn tiền từ thực hiện chức năng của ngân hàng trung ương về phát hành tiền.
Lưu ý: Theo Điều 11 Thông tư 37/2024/TT-NHNN thì thời hạn cho vay đặc biệt, gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt được quy định như sau:
- Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định thời hạn cho vay đặc biệt, bảo đảm dưới 12 tháng.
- Ngân hàng Nhà nước xem xét việc gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt trên cơ sở tình hình khả năng chi trả của bên vay đặc biệt hoặc phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay tại phương án cơ cấu lại đang trình Ngân hàng Nhà nước (nếu có); thời gian gia hạn mỗi lần dưới 12 tháng.
Có áp dụng lãi suất cho vay đặc biệt đối với nợ lãi chậm trả của ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt không? (Hình từ Internet)
Có áp dụng lãi suất cho vay đặc biệt đối với nợ lãi chậm trả của ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt không?
Căn cứ vào Điều 12 Thông tư 37/2024/TT-NHNN có quy định như sau:
Lãi suất
1. Lãi suất cho vay đặc biệt, lãi suất gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt bằng lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá (sau đây gọi là lãi suất cho vay cầm cố của Ngân hàng Nhà nước) tại ngày giải ngân cho vay đặc biệt, ngày bắt đầu gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt.
2. Lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay đặc biệt trong hạn gần nhất của khoản cho vay đặc biệt.
3. Không áp dụng lãi suất đối với nợ lãi chậm trả.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì không áp dụng lãi suất cho vay đặc biệt đối với nợ lãi chậm trả của ngân hàng thương mại bị rút tiền hàng loạt.
Lãi suất cho vay đặc biệt, lãi suất gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt bằng lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước áp dụng đối với hình thức cho vay có bảo đảm bằng cầm cố giấy tờ có giá tại ngày giải ngân cho vay đặc biệt, ngày bắt đầu gia hạn thời hạn cho vay đặc biệt.
Lãi suất đối với nợ gốc cho vay đặc biệt quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay đặc biệt trong hạn gần nhất của khoản cho vay đặc biệt.
Tài sản đảm bảo của khoản cho vay đặc biệt được xếp theo thứ tự như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 37/2024/TT-NHNN thì khoản cho vay đặc biệt phải có tài sản bảo đảm theo thứ tự ưu tiên sau đây:
(1) Cầm cố:
- Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;
- Trái phiếu Chính phủ, gồm: tín phiếu Kho bạc, trái phiếu Kho bạc, trái phiếu công trình Trung ương, công trái xây dựng Tổ quốc, trái phiếu Chính phủ do Ngân hàng Phát triển Việt Nam (trước đây là Quỹ Hỗ trợ phát triển) được Thủ tướng Chính phủ chỉ định phát hành;
- Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn;
- Trái phiếu Chính quyền địa phương trong Danh mục giấy tờ có giá được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước;
(2) Cầm cố trái phiếu được phát hành bởi ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (trừ các ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc);
(3) Cầm cố trái phiếu được phát hành bởi tổ chức tín dụng không được kiểm soát đặc biệt (trừ ngân hàng thương mại thuộc mục (2)), trái phiếu được phát hành bởi doanh nghiệp khác.
Trịnh Lê Vy
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng thương mại có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình đánh giá Đảng viên cuối năm 2024? Quy trình đánh giá xếp loại Đảng viên cuối năm 2024 thế nào?
- Khối lượng của loại vàng miếng SJC do cơ quan nào quyết định? Quy trình gia công vàng miếng SJC từ vàng của Ngân hàng Nhà nước?
- Mẫu phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên mầm non mới nhất? Tải về tại đâu?
- Mẫu biên bản thỏa thuận về việc góp vốn kinh doanh mua bất động sản, đất đai mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hướng dẫn cách viết mẫu phiếu đánh giá xếp loại chất lượng công chức? Công chức được xếp loại chất lượng ở mức hoàn thành xuất sắc khi nào?