Có bằng cử nhân Luật Kinh tế có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hay không?
- Có bằng cử nhân Luật Kinh tế có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hay không?
- Người có bằng cử nhân Luật Kinh tế được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn ra sao?
- Bảng lương của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mới nhất hiện nay như thế nào?
Có bằng cử nhân Luật Kinh tế có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hay không?
Điều kiện để được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại Điều 69 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Điều kiện bổ nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Người có đủ tiêu chuẩn tại Điều 67 của Luật này và có đủ các điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao:
a) Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên;
b) Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.
2. Người không công tác tại các Tòa án nhưng giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức trung ương, am hiểu sâu sắc về chính trị, pháp luật, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao hoặc là những chuyên gia, nhà khoa học đầu ngành về pháp luật, giữ chức vụ quan trọng trong các cơ quan, tổ chức và có uy tín cao trong xã hội, có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Tiêu chuẩn Thẩm phán được quy định tại Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Tiêu chuẩn Thẩm phán
1. Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên.
3. Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
4. Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
5. Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Theo quy định nêu trên, người được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì cần đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực;
- Có trình độ cử nhân luật trở lên;
- Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử;
- Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật;
- Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao;
- Đã là Thẩm phán cao cấp từ đủ 05 năm trở lên;
- Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của luật tố tụng.
Có thể thấy, hiện nay pháp luật không có yêu cầu bắt buộc đối với chuyên ngành học của người có trình độ cử nhân luật trở lên. Cho nên, nếu bạn có bằng cử nhân Luật Kinh tế và đáp ứng thêm các điều kiện về chuyên môn, sức khỏe…theo quy định của pháp luật nêu trên thì có thể trở thành Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Có bằng cử nhân Luật Kinh tế có thể được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hay không? (Hình từ Internet)
Người có bằng cử nhân Luật Kinh tế được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn ra sao?
Người có bằng cử nhân Luật Kinh tế được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được quy định theo khoản 2 Điều 65 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014, cụ thể như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
1. Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.
2. Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 của Luật này và các luật có liên quan.
Theo quy định nêu trên, người có bằng cử nhân Luật Kinh tế được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 2 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 và các luật có liên quan.
Bảng lương của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mới nhất hiện nay như thế nào?
Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao được áp dụng Bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ ngành Toà án, ngành Kiểm sát loại A3 ban hành kèm theo Nghị quyết 730/2004/NQ-UBTVQH11, cụ thể như sau:
Hiện nay, mức lương cơ sở là 1.800.000 đồng/tháng theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP.
Như vậy, bảng lương của Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao mới nhất 2023 quy định như sau:
Bậc lương | Hệ số lương | Mức lương (Đơn vị: VNĐ) |
Bậc 1 | 6,20 | 11.160.000 |
Bậc 2 | 6, 56 | 11.808.000 |
Bậc 3 | 6,92 | 12.456.000 |
Bậc 4 | 7,28 | 13.104.000 |
Bậc 5 | 7,64 | 13.752.000 |
Bậc 6 | 8,00 | 14.400.000 |
Theo đó, người có bằng cử nhân Luật Kinh tế được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao sẽ được áp dụng bảng lương nêu trên.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thẩm phán tòa án nhân dân tối cao có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư có được nộp bổ sung chứng từ?
- Hợp đồng chìa khóa trao tay có phải là hợp đồng xây dựng không? Nội dung của hợp đồng chìa khóa trao tay gồm những gì?
- Trường hợp nào thì tàu bay chưa khởi hành bị đình chỉ thực hiện chuyến bay? Đình chỉ thực hiện chuyến bay như thế nào?
- Mẫu tờ trình đề nghị giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
- Công chức quản lý thuế có bao gồm công chức hải quan? Nghiêm cấm công chức hải quan bao che, thông đồng để gian lận thuế?