Có bị tạm hoãn xuất cảnh đối với người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan hay không? Thời hạn tạm hoãn là bao lâu?
Có bị tạm hoãn xuất cảnh đối với người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan hay không?
Vậy đầu tiên câu hỏi tạm hoãn xuất cảnh là gì?
Tạm hoãn xuất cảnh là một trong những biện pháp ngăn chặn áp dụng đối với bị can, bị cáo hoặc những người chưa bị khởi tố về hình sự, khi có căn cứ cho rằng họ có hành vi xuất cảnh để bỏ trốn.
Bên cạnh đó theo khoản 1 Điều 124 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, quy định có thể tạm hoãn xuất cảnh đối với những người sau đây khi có căn cứ xác định việc xuất cảnh của họ có dấu hiệu bỏ trốn:
+ Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ;
+ Bị can: là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự.
+ Bị cáo: là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 36 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 về các trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh như sau:
...
7. Người bị thanh tra, kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó vi phạm đặc biệt nghiêm trọng và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn.
8. Người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.
9. Người mà cơ quan chức năng có căn cứ cho rằng việc xuất cảnh của họ ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh.
Theo đó, người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan, truyền nhiễm và xét thấy cần ngăn chặn ngay, không để dịch bệnh lây lan, truyền nhiễm ra cộng đồng, trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.
Như vậy, đối với người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan sẽ thuộc trường hợp bị tạm hoãn xuất cảnh vì sẽ có nguy cơ ảnh hưởng vì đang mang bệnh nguy hiểm cho xã hội.
Tuy nhiên trừ trường hợp được phía nước ngoài cho phép nhập cảnh.
Tạm hoãn xuất nhập cảnh (Hình từ Internet)
Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh đối với người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 38 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 về thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh như sau:
1. Thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn tạm hoãn xuất cảnh được quy định như sau:
a) Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh thực hiện theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự;
b) Trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh kết thúc khi người vi phạm, người có nghĩa vụ chấp hành xong bản án hoặc quyết định của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật này;
c) Trường hợp quy định tại khoản 7 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 01 năm và có thể gia hạn, mỗi lần không quá 01 năm;
d) Trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 06 tháng và có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 06 tháng;
đ) Trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này, thời hạn tạm hoãn xuất cảnh được tính đến khi không còn ảnh hưởng đến quốc phòng, an ninh theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.
2. Trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh, nếu không được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh và không bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh, khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này thì đương nhiên được hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh.
Theo đó, trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 36 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 tức trường hợp đối với người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan thì thời hạn tạm hoãn xuất cảnh không quá 06 tháng và có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 06 tháng.
Như vậy, đối với người đang bị dịch bệnh nguy hiểm lây lan thì thời hạn tạm hoãn xuất cảnh sẽ không quá 06 tháng và có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 06 tháng.
Thủ tục thực hiện tạm hoãn xuất cảnh như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 39 Luật Xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam 2019 như sau:
1. Người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị tạm hoãn xuất cảnh, trừ trường hợp quy định tại khoản 9 Điều 36 của Luật này.
2. Trong thời gian tạm hoãn xuất cảnh, khi có đủ căn cứ để hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh, người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Luật này gửi văn bản hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người đã bị tạm hoãn xuất cảnh biết.
3. Trước khi hết thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, nếu cần gia hạn thì người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Luật này gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh biết.
4. Người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Luật này có trách nhiệm thường xuyên tổ chức rà soát các trường hợp đã bị tạm hoãn xuất cảnh thuộc thẩm quyền để quyết định gia hạn hoặc hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an có trách nhiệm tổ chức thực hiện ngay việc tạm hoãn xuất cảnh, gia hạn, hủy bỏ tạm hoãn xuất cảnh sau khi tiếp nhận quyết định của người có thẩm quyền quy định tại Điều 37 của Luật này.
Như vậy, người có thẩm quyền quyết định tạm hoãn xuất cảnh có trách nhiệm gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị tạm hoãn xuất cảnh.
Trong thời gian tạm hoãn xuất cảnh, khi có đủ căn cứ để hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh và người có thẩm quyền gửi văn bản hủy bỏ quyết định tạm hoãn xuất cảnh theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người đã bị tạm hoãn xuất cảnh biết.
Trước khi hết thời hạn tạm hoãn xuất cảnh, nếu cần gia hạn thì người có thẩm quyền gửi văn bản theo mẫu đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an, đồng thời thông báo ngay bằng văn bản theo mẫu cho người bị gia hạn tạm hoãn xuất cảnh biết.
Bên cạnh đó, tại Điều 5 Thông tư 79/2020/TT-BCA cũng sẽ quy định thêm về hướng dẫn thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh.
Các mẫu liên quan đến thực hiện tạm hoãn xuất cảnh, chưa cho nhập cảnh.
Quyết định tạm hoãn xuất cảnh
Thông báo tạm hoãn xuất cảnh
Thông báo danh sách tạm hoãn xuất cảnh
Văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an ra Quyết định tạm hoãn xuất cảnh
Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an tạm hoãn xuất cảnh
Văn bản trao đổi với cơ quan, người có thẩm quyền ra Quyết định tạm hoãn xuất cảnh
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tạm hoãn xuất cảnh có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật ngân sách nhà nước mới nhất? Có những văn bản nào hướng dẫn thi hành Luật ngân sách nhà nước mới nhất?
- Mua trả chậm là gì? Nghĩa vụ trả tiền trong hợp đồng mua trả chậm được quy định thế nào theo pháp luật hiện nay?
- Bài tuyên truyền Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân 18 11? Bài tuyên truyền kỷ niệm 94 năm Ngày Đại đoàn kết toàn dân tộc 2024?
- Trang trí khánh tiết đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 2030 theo Công văn 9743 như thế nào?
- Khẩu hiệu chào mừng ngày 20 11 ngắn gọn? Khẩu hiệu chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 2024 ý nghĩa?