Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế thế nào? Nhiệm vụ của bộ phận tiếp nhận của Chi cục Thuế khu vực được quy định cụ thể như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế cụ thể gồm những đội nào?
Tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 110/QĐ-BTC năm 2019 được bổ sung bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 812/QĐ-BTC năm 2021 quy định có các đội thuộc Chi cục Thuế gồm:
Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế được tổ chức như sau:
a) Chi cục Thuế có số thu trên 1000 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu và thu từ đất); quản lý trên 5000 doanh nghiệp được tổ chức các Đội sau:
- Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế.
- Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học.
- Đội Kiểm tra nội bộ.
- Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế.
- Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế.
- Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ.
- Đội Trước bạ và thu khác.
- Không quá 03 Đội Kiểm tra thuế.
- Không quá 08 Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường và đảm bảo không cao hơn số lượng Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường hiện có của đơn vị.
b) Chi cục Thuế có số thu từ 300 tỷ đồng/năm đến 1000 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu và thu từ đất); quản lý từ 5000 doanh nghiệp trở xuống hoặc chỉ đáp ứng 01 trong 02 tiêu chí theo điểm a, khoản này được tổ chức các Đội sau:
- Đội Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế - Trước bạ - Thu khác.
- Đội Kê khai - Kế toán thuế - Tin học - Nghiệp vụ - Dự toán - Pháp chế.
- Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ.
- Không quá 02 Đội Kiểm tra thuế (bao gồm thực hiện nhiệm vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế).
- Không quá 06 Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường và đảm bảo không cao hơn số lượng Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường hiện có của đơn vị
c) Chi cục Thuế có số thu từ 50 tỷ đồng/năm đến dưới 300 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu và thu từ đất) được tổ chức các Đội sau:
- Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ.
- Đội Nghiệp vụ Quản lý thuế (Tuyên truyền - Hỗ trợ - Nghiệp vụ - Dự toán - Kê khai - Kế toán thuế - Tin học - Trước bạ và thu khác).
- Đội Kiểm tra thuế (bao gồm thực hiện nhiệm vụ Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế).
- Không quá 03 Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường và đảm bảo không cao hơn số lượng Đội Quản lý thuế xã, phường/liên xã phường hiện có của đơn vị.
d) Chi cục Thuế có số thu dưới 50 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu và thu từ đất) được tổ chức 02 Đội:
- Đội Tổng hợp (Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ - Nghiệp vụ - Dự toán).
- Đội Nghiệp vụ quản lý thuế (Tuyên truyền - Hỗ trợ - Quản lý nợ - Kiểm tra thuế - Kê khai - Kế toán thuế - Tin học - Trước bạ và thu khác - Quản lý thuế xã phường/liên xã, phường).
đ) Chi cục Thuế có số thu trên 5.000 tỷ đồng/năm (không kể thu từ dầu và thu từ đất); quản lý trên 10.000 doanh nghiệp được tổ chức các Phòng (tương đương đội thuộc Chi cục Thuế) sau:
- Phòng Hành chính - Nhân sự - Tài vụ - Quản trị - Ấn chỉ;
- Phòng Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế;
- Phòng Kê khai - Kế toán thuế - Tin học;
- Phòng Kiểm tra nội bộ;
- Phòng Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế;
- Phòng Trước bạ và thu khác;
- Phòng Thanh tra - Kiểm tra thuế;
- Không quá 05 Phòng Kiểm tra thuế;
- Không quá 04 Phòng Quản lý hộ kinh doanh và cá nhân kinh doanh.
Tùy theo số thu của các Chi cục Thuế mà được bố trí các đội khác nhau.
Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế thế nào? Nhiệm vụ của bộ phận tiếp nhận của Chi cục Thuế khu vực được quy định cụ thể như thế nào? (Hình từ Internet)
Tải trọn bộ các văn bản về cơ cấu tổ chức Chi cục Thuế hiện hành: Tải về
Nhiệm vụ của bộ phận tiếp nhận của Chi cục Thuế khu vực được quy định cụ thể như thế nào?
Nhiệm vụ của bộ phận tiếp nhận của Chi cục Thuế khu vực quy định tại Mục 10 Quy định chức năng, nhiệm vụ của các Đội thuộc Chi cục Thuế ban hành kèm theo Quyết định 245/QĐ-TCT năm 2019, cụ thể như sau:
Bộ phận tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế “Một cửa” tại địa bàn cấp huyện nơi không có trụ sở chính của Chi cục Thuế khu vực (Bộ phận “một cửa”)
Giúp Chi cục trưởng Chi cục Thuế thực hiện một số nhiệm vụ về quản lý thuế đối với một số khoản thu trên địa bàn cấp huyện; tiếp nhận và giải quyết một số thủ tục hành chính cho người nộp thuế; thực hiện các thủ tục hành chính theo cơ chế “một cửa liên thông” với các cơ quan chức năng trên địa bàn cấp huyện nơi không có trụ sở chính của Chi cục Thuế khu vực.
Giao Cục trưởng Cục Thuế căn cứ tình hình thực tế trên địa bàn để quy định số lượng công chức bố trí tại Bộ phận “Một cửa”, nhưng nhất thiết phải có công chức làm công tác: Kê khai; tuyên truyền hỗ trợ; thu nhập cá nhân (bao gồm cả thu lệ phí trước bạ và thu khác); giao một Lãnh đạo Chi cục Thuế khu vực trực tiếp phụ trách và giải quyết các công việc tại Bộ phận “Một cửa”.
Nhiệm vụ cụ thể:
10.1. Thực hiện tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp vướng mắc về chính sách thuế và các nội dung khác của người nộp thuế gửi trực tiếp tại bộ phận “một cửa”.
10.2. Tiếp nhận và trực tiếp giải quyết các hồ sơ đăng ký thuế để cấp mã số thuế, hồ sơ thay đổi thông tin đăng ký thuế không làm thay đổi cơ quan thuế quản lý cho người nộp thuế (trừ doanh nghiệp) trên địa bàn.
10.3. Tiếp nhận và trực tiếp giải quyết hồ sơ khai thuế, tính thuế, thông báo thuế của cá nhân kinh doanh nộp thuế theo từng lần phát sinh; hồ sơ khai thuế của cá nhân cho thuê tài sản; hồ sơ khai lệ phí trước bạ ô tô, xe máy; hồ sơ xác định nghĩa vụ tài chính đối với các khoản thu về đất của người nộp thuế trên địa bàn cấp huyện; các khoản thu khác phát sinh trên địa bàn thuộc ngân sách cấp huyện nhưng không do Chi cục Thuế khu vực giải quyết;
10.4. Tiếp nhận và giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến hóa đơn, biên lai, ấn chỉ cho hộ, cá nhân kinh doanh; tổ chức thu phí, lệ phí và các tổ chức khác không do Chi cục Thuế khu vực trực tiếp giải quyết; tổ chức quản lý nhập - xuất - tồn các loại ấn chỉ, lưu trữ, bảo quản, kiểm kê ấn chỉ, báo cáo theo quy định.
10.5. Tiếp nhận hồ sơ của người nộp thuế nộp trực tiếp tại bộ phận “một cửa” nhưng không thuộc chức năng trực tiếp giải quyết của bộ phận “một cửa” chuyển hồ sơ về Chi cục Thuế giải quyết; nhận và trả kết quả giải quyết cho người nộp thuế đến nhận trực tiếp tại bộ phận “một cửa”;
10.6. Thực hiện báo cáo kết quả thực hiện công việc theo các quy định, quy trình nghiệp vụ với Chi cục Thuế theo phạm vi được phân công;
10.7. Tổ chức công tác bảo quản và lưu trữ hồ sơ nghiệp vụ, tài liệu và các văn bản pháp quy của Nhà nước thuộc lĩnh vực quản lý theo quy định;
10.8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chi cục trưởng Chi cục Thuế giao.
Theo đó bộ phận tiếp nhận của Chi cục Thuế khu vực sẽ hoạt động theo cơ chế "một cửa" và có các nhiệm vụ cụ thể như nêu trên.
Ban lãnh đạo của Chi cục Thuế gồm những ai?
Tại Điều 4 Quyết định 110/QĐ-BTC năm 2019 quy định như sau:
Lãnh đạo Chi cục Thuế
1. Chi cục Thuế có Chi cục trưởng và một số Phó Chi cục trưởng theo quy định của pháp luật.
Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Cục trưởng Cục Thuế và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Chi cục Thuế trên địa bàn.
Phó Chi cục trưởng chịu trách nhiệm trước Chi cục trưởng và trước pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công phụ trách.
2. Việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, kỷ luật, điều động lãnh đạo Chi cục Thuế thực hiện theo quy định của pháp luật và quy định về phân cấp quản lý cán bộ của Bộ Tài chính.
Theo đó thì ban lãnh đạo Chi cục Thuế gồm Chi cục trưởng và một số Phó Chi cục trưởng theo quy định của pháp luật.
Ngô Diễm Quỳnh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chi cục Thuế có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?
- Lưu học sinh Campuchia hệ đào tạo dài hạn tự lựa chọn phương tiện là xe khách có được hỗ trợ thanh toán giá vé không?