Cơ cấu tổ chức của hệ thống thanh toán liên ngân hàng gồm những thành phần nào? Thời gian làm việc áp dụng trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng được quy định như thế nào?
- Cơ cấu tổ chức của hệ thống thanh toán liên ngân hàng gồm những thành phần nào?
- Thời gian làm việc của hệ thống thanh toán liên ngân hàng được quy định như thế nào?
- Việc sử dụng chứng từ và thu phí trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng được quy định như thế nào?
- Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về thanh toán nợ trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng?
Cơ cấu tổ chức của hệ thống thanh toán liên ngân hàng gồm những thành phần nào?
Cơ cấu tổ chức của hệ thống thanh toán liên ngân hàng
Các cấu phần và chức năng chính của hệ thống thanh toán liên ngân hàng được quy định cụ thể tại Điều 3 Thông tư 37/2016/TT-NHNN như sau:
(1) Hệ thống thanh toán liên ngân hàng là hệ thống tổng thể gồm: Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia, Trung tâm Xử lý thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia dự phòng, phần mềm cài đặt tại các thành viên và đơn vị thành viên.
(2) Các cấu phần xử lý nghiệp vụ bao gồm: Cấu phần Thanh toán giá trị cao, Cấu phần Thanh toán ngoại tệ, Cấu phần Thanh toán giá trị thấp, Cấu phần xử lý tài khoản thanh toán.
(3) Cấu phần Thanh toán giá trị cao thực hiện quyết toán tổng tức thời cho các Lệnh thanh toán bằng Đồng Việt Nam sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị cao.
(4) Cấu phần Thanh toán ngoại tệ thực hiện quyết toán tổng tức thời cho các Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ sử dụng dịch vụ thanh toán ngoại tệ.
(5) Cấu phần Thanh toán giá trị thấp thực hiện thanh toán các Lệnh thanh toán giá trị thấp sử dụng dịch vụ thanh toán giá trị thấp.
(6) Cấu phần xử lý tài khoản thanh toán thực hiện kiểm tra, hạch toán Lệnh thanh toán giá trị cao, Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ, xử lý kết quả bù trừ giá trị thấp và kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác.
Thời gian làm việc của hệ thống thanh toán liên ngân hàng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 37/2016/TT-NHNN, thời gian làm việc áp dụng trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng dược quy định như sau:
(1) Các thời điểm áp dụng trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng được quy định như sau: (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 21/2020/TT-NHNN)
a) Thời điểm hệ thống thanh toán liên ngân hàng bắt đầu nhận Lệnh thanh toán giá trị cao, Lệnh thanh toán giá trị thấp và kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác: 8 giờ 00 phút của ngày làm việc;
b) Thời điểm hệ thống thanh toán liên ngân hàng bắt đầu nhận Lệnh thanh toán ngoại tệ: 9 giờ 00 phút của ngày làm việc;
c) Thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị thấp, thời điểm ngừng nhận yêu cầu xử lý kết quả quyết toán ròng từ các hệ thống khác: 16 giờ 30 phút đối với ngày làm việc bình thường, 17 giờ 00 phút đối với 02 ngày làm việc cuối tháng;
d) Thời điểm ngừng nhận Lệnh thanh toán giá trị cao, Lệnh thanh toán bằng ngoại tệ: 17 giờ 00 phút đối với ngày làm việc bình thường, 17 giờ 45 phút đối với 02 ngày làm việc cuối tháng;
đ) Thời điểm hoàn thành thực hiện xử lý các Lệnh thanh toán đã nhận trong hàng đợi quyết toán (nếu có): tối đa 30 phút kể từ thời điểm hệ thống thanh toán liên ngân hàng ngừng nhận Lệnh thanh toán;
e) Thời điểm thực hiện các công việc cuối ngày (kiểm tra các điều kiện đối chiếu, thực hiện đối chiếu, xác nhận số liệu với Trung tâm Xử lý Quốc gia): ngay sau thời điểm được quy định tại điểm đ khoản này.
(2) Trong trường hợp có thay đổi các thời điểm được quy định tại Khoản 1 Điều này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định và thông báo bằng văn bản cho thành viên trước thời gian có hiệu lực tối thiểu 30 ngày trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này.
(3) Trong trường hợp có sự thay đổi về thời điểm được quy định tại Khoản 1 Điều này vào thời gian quyết toán năm hoặc hệ thống thanh toán liên ngân hàng hoạt động vào các ngày nghỉ, Lễ, Tết thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định, đơn vị vận hành hệ thống thanh toán liên ngân hàng thông báo bằng văn bản cho thành viên và đăng tải trên cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước trước thời gian có hiệu lực tối thiểu 05 ngày làm việc.
Việc sử dụng chứng từ và thu phí trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng được quy định như thế nào?
Chứng từ sử dụng trong thanh toán liên ngân hàng được quy định cụ thể tại Điều 4 Thông tư 37/2016/TT-NHNN như sau:
- Chứng từ sử dụng trong thanh toán liên ngân hàng là chứng từ bằng giấy hoặc dưới dạng chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật hiện hành về chế độ chứng từ kế toán.
- Cơ sở để lập Lệnh thanh toán là các chứng từ sử dụng trong thanh toán liên ngân hàng.
- Lệnh thanh toán phải được lập dưới dạng chứng từ điện tử theo đúng mẫu, đáp ứng các chuẩn dữ liệu do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
Chi phí và thu phí trong thanh toán liên ngân hàng được quy định cụ thể tại Điều 7 Thông tư 37/2016/TT-NHNN như sau:
- Chi phí xây dựng, lắp đặt, duy trì, phát triển và nâng cấp hoạt động của hệ thống thanh toán liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước chi trả. Chi phí xây dựng, lắp đặt, duy trì, phát triển và nâng cấp hoạt động của các hệ thống khác thuộc thành viên, đơn vị thành viên để phục vụ cho hoạt động thanh toán liên ngân hàng tại thành viên, đơn vị thành viên thì do thành viên, đơn vị thành viên chi trả.
- Khi tham gia sử dụng dịch vụ hệ thống thanh toán liên ngân hàng các thành viên, đơn vị thành viên phải trả phí dịch vụ tham gia hệ thống thanh toán liên ngân hàng, phí thường niên và phí dịch vụ thanh toán trong nước theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về biểu phí dịch vụ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Pháp luật hiện hành quy định như thế nào về thanh toán nợ trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng?
Thanh toán Nợ trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng được quy định cụ thể tại Điều 5 Thông tư 37/2016/TT-NHNN như sau:
- Thanh toán Nợ giữa các thành viên không phải là đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải có hợp đồng ủy quyền trước.
- Thanh toán Nợ giữa các thành viên là đơn vị Ngân hàng Nhà nước với các thành viên không phải là đơn vị Ngân hàng Nhà nước phải có văn bản thỏa thuận trước.
- Hợp đồng ủy quyền trước hoặc văn bản thỏa thuận về việc thanh toán
Nợ giữa các thành viên phải bao gồm tối thiểu các yếu tố sau:
+ Hạn mức tối đa trong ngày được thanh toán Nợ giữa các thành viên;
+ Hạn mức tối đa của một Lệnh thanh toán Nợ không cần xác nhận nợ;
+ Thời hạn hiệu lực của hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận.
Như vậy, hệ thống thanh toán liên ngân hàng được tổ chức và xây dựng dựa trên quy định về cơ cấu tổ chức và thành phần cụ thể như trên. Bên cạnh đó, pháp luật về thanh toán liên ngân hàng cũng quy định rõ về thời gian làm việc của hệ thống thanh toán liên ngân hàng, việc sử dụng chứng từ và thu chi phí thanh toán liên ngân hàng cũng như việc thanh toán nợ trong hệ thống thanh toán liên ngân hàng.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Thanh toán liên ngân hàng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng thỏa thuận cung cấp dịch vụ công tác xã hội mới nhất là mẫu nào? Quy trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội?
- Hướng dẫn 4705 về việc tuyển dụng và gọi công dân nhập ngũ năm 2025 thế nào? Hướng dẫn tuyển chọn và gọi công dân nữ nhập ngũ năm 2025?
- Mẫu Biên bản làm việc với Đảng viên xin ra khỏi Đảng? Đảng viên xin ra khỏi Đảng có được kết nạp lại?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của chi bộ ở trường học mới nhất? Hướng dẫn cách viết báo cáo tổng kết?
- Tải về mẫu phiếu theo dõi việc sử dụng và khai thác hồ sơ cán bộ công chức file word mới nhất?