Cơ chế đầu mối luân phiên khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung có thể chỉ áp dụng với 01 thương nhân không?
- Cơ chế đầu mối luân phiên khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung có thể chỉ áp dụng với 01 thương nhân không?
- Cơ chế đầu mối luân phiên thực hiện theo trình tự nào?
- Thương nhân đầu mối theo cơ chế đầu mối luân phiên có phải thực hiện các trách nhiệm của một thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo như bình thường hay không?
Cơ chế đầu mối luân phiên khi thực hiện hợp đồng xuất khẩu gạo tập trung có thể chỉ áp dụng với 01 thương nhân không?
Tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 30/2018/TT-BCT có quy định về cơ chế đầu mối luân phiên như sau:
"Điều 4. Cơ chế đầu mối luân phiên
1. Cơ chế đầu mối luân phiên là cơ chế được áp dụng khi có từ hai thương nhân trở lên được chỉ định làm đầu mối tại một thị trường có hợp đồng tập trung nhưng cơ quan có thẩm quyền, hoặc nhà nhập khẩu nước ngoài được chỉ định yêu cầu mỗi đợt đấu thầu nhập khẩu gạo theo hợp đồng tập trung chỉ có một thương nhân được tham gia ký kết, giao dịch hợp đồng.
..."
Theo đó, cơ chế đầu mối luân phiên chỉ được áp dụng trong trường hợp có từ hai thương nhân trở lên được chỉ định làm đầu mối tại một thị trường có hợp đồng tập trung. Đồng thời, cơ quan có thẩm quyền, hoặc nhà nhập khẩu nước ngoài được chỉ định yêu cầu mỗi đợt đấu thầu nhập khẩu gạo theo hợp đồng tập trung chỉ có một thương nhân được tham gia ký kết, giao dịch hợp đồng. Lúc này, cơ chế hoạt động giao dịch được gọi là cơ chế đầu mối luân phiên.
Cơ chế đầu mối luân phiên
Cơ chế đầu mối luân phiên thực hiện theo trình tự nào?
Trình tự cơ chế đầu mối luân phiên theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 30/2018/TT-BCT cụ thể như sau:
- Chậm nhất là 01 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của nước nhập khẩu về việc nhập khẩu gạo, thương nhân đến lượt luân phiên báo cáo Bộ Công Thương và Hiệp hội Lương thực Việt Nam về khả năng tham gia đợt đấu thầu.
Trường hợp thương nhân đầu mối đến lượt luân phiên kiến nghị không tham gia thì phải báo cáo rõ nguyên nhân với Bộ Công Thương, thông báo với Hiệp hội Lương thực Việt Nam và (các) thương nhân đầu mối khác.
- Chậm nhất là 01 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị từ chối tham gia đấu thầu của thương nhân đầu mối đến lượt luân phiên, thương nhân đầu mối đến lượt luân phiên liền tiếp theo trao đổi thống nhất với Hiệp hội Lương thực Việt Nam về khả năng tham gia đấu thầu.
Việc thay thế đi giao dịch, dự thầu sẽ không được tính là lượt luân phiên của thương nhân được cử đi thay thế và thương nhân được tiếp tục tham gia dự thầu đợt đấu thầu tiếp theo theo đúng lượt luân phiên chính thức của mình.
- Trường hợp tất cả các thương nhân đầu mối không tham gia đợt đấu thầu, Hiệp hội Lương thực Việt Nam báo cáo Bộ Công Thương lý do các thương nhân đầu mối không tham dự và có thể đề xuất thương nhân khác tham gia giao dịch, dự thầu.
- Thương nhân tham gia đợt đấu thầu báo cáo Bộ Công Thương trong trường hợp cần hỗ trợ thủ tục liên quan đến việc giao dịch, dự thầu.
Đồng thời, khoản 3 Điều này quy định về phân bổ chỉ tiêu cho các thương nhân đầu mối theo cơ chế luân phiên như sau:
"Thương nhân đầu mối theo cơ chế luân phiên được trực tiếp xuất khẩu 20% lượng gạo trong hợp đồng tập trung, trong đó:
Thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung được thực hiện 2/3 (hai phần ba) số lượng 20% lượng gạo trong hợp đồng tập trung. Các thương nhân đầu mối không tham gia ký kết hợp đồng tập trung được phân bổ thực hiện 1/3 (một phần ba) số lượng 20% lượng gạo trong hợp đồng tập trung."
Thương nhân đầu mối theo cơ chế đầu mối luân phiên có phải thực hiện các trách nhiệm của một thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo như bình thường hay không?
Trách nhiệm của các thương nhân đầu mối trong cơ chế đầu mối luân phiên được quy định tại Điều 5 Thông tư 107/2018/TT-BCT như sau:
"1. Thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung theo cơ chế đầu mối luân phiên có trách nhiệm:
a) Thực hiện các trách nhiệm quy định tại khoản 4 Điều 19 Nghị định số 107/2018/NĐ-CP.
b) Thực hiện 2/3 (hai phần ba) lượng gạo mà các thương nhân được phân giao nhưng không thực hiện hoặc trả lại.
2. Thương nhân đầu mối không ký kết hợp đồng tập trung theo cơ chế đầu mối luân phiên có trách nhiệm:
a) Cùng thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung và Hiệp hội Lương thực Việt Nam xây dựng phương án giao dịch, dự thầu.
b) Phối hợp với thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung theo dõi tình hình thị trường và các vấn đề liên quan đến đợt đấu thầu; trao đổi với Hiệp hội Lương thực Việt Nam về phương án giao dịch, dự thầu.
c) Tham gia chuẩn bị nguồn hàng để thực hiện hợp đồng; cùng thương nhân đầu mối ký kết hợp đồng tập trung tổ chức thực hiện hợp đồng đã ký.
d) Thực hiện 1/3 (một phần ba) lượng gạo mà các thương nhân được phân giao nhưng không thực hiện hoặc trả lại."
Như vậy, để thực hiện giao dịch hợp đồng kinh doanh xuất khẩu gạp tập trung, Nhà nước đưa ra những quy định cụ thể về điều kiện, trình tự cũng như trách nhiệm các thương nhân tham gia, để họ có thể đảm bảo thực hiện đúng theo quy định của pháp luật.
Trần Hồng Oanh
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ chế đầu mối luân phiên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Anh em họ hàng xa có yêu nhau được không? Anh em họ hàng xa yêu nhau có vi phạm pháp luật không?
- Tốc độ tối đa của xe cơ giới khi tham gia giao thông trên đường bộ (trừ đường cao tốc) từ 2025 là bao nhiêu?
- Đất xây dựng cơ sở ngoại giao là đất gì? Có phải chuyển sang thuê đất khi sử dụng đất xây dựng cơ sở ngoại giao kết hợp với mục đích thương mại?
- Ngày truyền thống của Cựu chiến binh 6 12 là ngày để tôn vinh, biểu dương sự cống hiến to lớn của Cựu chiến binh đúng không?
- Quy trình, thủ tục cấp Quyết định phát hành trò chơi điện tử G1 trên mạng từ ngày 25/12/2024 thực hiện như thế nào?