Gạo hữu cơ được hiểu như thế nào? Thương nhân muốn kinh doanh xuất khẩu gạo hữu cơ có cần xin Giấy chứng nhận hay không?
Gạo hữu cơ được hiểu như thế nào?
Hiện nay pháp luật chưa có quy định về khái niệm gạo hữu cơ tuy nhiên tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-5:2018 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 5: Gạo hữu cơ quy định có các loại gạo hữu cơ như:
Gạo lật hữu cơ/gạo lứt hữu cơ (organic husked rice/organic brown rice)
Sản phẩm thu được sau khi xay thóc hữu cơ (3.1) để loại bỏ trấu.
Gạo trắng hữu cơ (organic milled rice/organic white rice)
Sản phẩm thu được sau khi xát gạo lật hữu cơ (3.2) để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ cám và phôi.
Gạo hữu cơ là sản phẩm của cây lúa được trồng theo phương pháp tự nhiên, sử dụng phân bón hữu cơ, vi sinh, không sử dụng thuốc trừ sâu. Cây lúa được trồng tập trung theo từng vùng quy hoạch sản xuất để giảm thiểu sâu bệnh gây hại.
=> Như vậy, có thể hiểu đơn giản rằng gạo hưu cơ là hạt gạo được tạo ra từ sản phẩm là cây lúa hữu cơ.
Thương nhân muốn kinh doanh xuất khẩu gạo hữu cơ có cần xin Giấy chứng nhận hay không?
Đối với xuất khẩu gạo thông thường thì phải cần có Giấy chứng nhận tuy nhiên trong trường hợp thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ thì không cần có Giấy chứng nhận căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định 107/2018/NĐ-CP, nội dung như sau:
Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo
1. Thương nhân được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
a) Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật;
b) Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo do cơ quan có thẩm quyền ban hành theo quy định của Luật tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
2. Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo để đáp ứng điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này có thể thuộc sở hữu của thương nhân hoặc do thương nhân thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.
Thương nhân có Giấy chứng nhận không được cho thuê, cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để thương nhân khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.
3. Thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại điểm a, điểm b khoản 1, khoản 2 Điều này, được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông quy định tại Điều 12 và có trách nhiệm báo cáo theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định này.
Khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn theo quy định tại điểm đ khoản 2, khoản 3 Điều 22 Nghị định này.
Như vậy, đối chiếu quy định pháp luật thì thương nhân chỉ xuất khẩu gạo hữu cơ, không cần đáp ứng các điều kiện kinh doanh và được xuất khẩu các loại gạo này không cần có Giấy chứng nhận, không phải thực hiện dự trữ lưu thông và có trách nhiệm báo cáo theo quy định.
Tuy nhiên: cần lưu ý, khi thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu, thương nhân xuất khẩu gạo hữu cơ, gạo đồ, gạo tăng cường vi chất dinh dưỡng không có Giấy chứng nhận chỉ cần xuất trình cho cơ quan Hải quan bản chính hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền văn bản xác nhận, chứng nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền hoặc chứng thư giám định gạo xuất khẩu do tổ chức giám định cấp theo quy định của pháp luật về việc sản phẩm gạo xuất khẩu phù hợp với các tiêu chí, phương pháp xác định do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế hướng dẫn.
Gạo hữu cơ được hiểu như thế nào? Thương nhân muốn kinh doanh xuất khẩu gạo hữu cơ có cần xin Giấy chứng nhận hay không? (Hình từ Internet)
Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo hữu cơ cần bảo quản như thế nào khi vận chuyển?
Căn cứ theo Mục 5.6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11041-5:2018 về Nông nghiệp hữu cơ - Phần 5: Gạo hữu cơ quy định như sau:
Bảo quản và vận chuyển
Theo 5.6 của TCVN 11041-1:2017 và các quy định cụ thể sau đây:
5.6.1 Bảo quản
...
5.6.2 Vận chuyển
a) Vật chứa và phương tiện vận chuyển, che phủ thóc, gạo hữu cơ phải sạch, hợp vệ sinh. Không được sử dụng phương tiện đã chở đất, động vật, phân bón hoặc hóa chất có thể gây nhiễm các vi sinh vật gây bệnh và các chất độc hại, trừ khi xe đã được làm sạch đúng cách trước khi sử dụng;
b) Thóc, gạo hữu cơ phải vận chuyển tách biệt với thóc, gạo thông thường;
c) Thóc, gạo hữu cơ không được vận chuyển chung với các vật liệu hoặc các chất bị cấm dùng cho nông nghiệp hữu cơ.
Như vậy, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo hữu cơ cần bảo quản riêng rẽ, sạch và hợp vệ sinh. Thóc, gạo hữu cơ phải bảo quản tách biệt với thóc, gạo thông thường.
Sản phẩm phải được bảo quản trong điều kiện thông gió tốt và quản lý sinh vật gây hại bằng biện pháp cơ học. Kiểm tra kho bảo quản và lưu hồ sơ về lượng và chủng loại sản phẩm được bảo quản. Vật chứa và phương tiện vận chuyển, che phủ thóc, gạo hữu cơ phải sạch, hợp vệ sinh.
Bên cạnh đó việc vận chuyển gạo hữu cơ cũng cần phải tuân thủ:
(1) Vật chứa và phương tiện vận chuyển, che phủ thóc, gạo hữu cơ phải sạch, hợp vệ sinh. Không được sử dụng phương tiện đã chở đất, động vật, phân bón hoặc hóa chất có thể gây nhiễm các vi sinh vật gây bệnh và các chất độc hại, trừ khi xe đã được làm sạch đúng cách trước khi sử dụng;
(2) Thóc, gạo hữu cơ phải vận chuyển tách biệt với thóc, gạo thông thường;
(3) Thóc, gạo hữu cơ không được vận chuyển chung với các vật liệu hoặc các chất bị cấm dùng cho nông nghiệp hữu cơ.
Lê Đình Khôi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Gạo hữu cơ có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?