Cơ chế hoạt động của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như thế nào?
Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập theo nguyên tắc nào?
Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập gồm những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 39/2018/TT-NHNN quy định nguyên tắc, điều kiện thành lập Hội đồng quản lý thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư 03/2016/TT-BNV.
Dẫn chiếu Điều 2 Thông tư 03/2016/TT-BNV quy định như sau:
Nguyên tắc, điều kiện thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập
1. Nguyên tắc thành lập
a) Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư phải thành lập Hội đồng quản lý để quyết định những vấn đề quan trọng trong quá trình hoạt động của đơn vị;
b) Căn cứ vào điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý và pháp luật chuyên ngành, trường hợp cần thiết, các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc thành lập Hội đồng quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
2. Điều kiện thành lập
Các đơn vị sự nghiệp công lập quy định tại Khoản 1 Điều này phải đáp ứng đủ điều kiện được Nhà nước xác định giá trị tài sản để giao cho đơn vị quản lý theo cơ chế giao vốn cho doanh nghiệp và được cơ quan có thẩm quyền công nhận, quyết định giao tài sản theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được thành lập theo 02 nguyên tắc sau đây:
- Đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư phải thành lập Hội đồng quản lý để quyết định những vấn đề quan trọng trong quá trình hoạt động của đơn vị;
- Căn cứ vào điều kiện cụ thể, yêu cầu quản lý và pháp luật chuyên ngành, trường hợp cần thiết, các Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định việc thành lập Hội đồng quản lý đối với các đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này.
Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hoạt động theo cơ chế nào?
Theo Điều 5 Thông tư 39/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Cơ chế hoạt động
1. Hội đồng quản lý họp định kỳ ít nhất 01 tháng một lần và họp đột xuất khi cần thiết theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc khi có trên 50% tổng số thành viên yêu cầu. Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể. Các cuộc họp của Hội đồng quản lý được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự.
2. Quyết định hoặc nghị quyết của Hội đồng quản lý được thông qua khi có trên 50% tổng số thành viên tham dự hợp đồng ý. Trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản (không tổ chức họp), quyết định hoặc nghị quyết của Hội đồng quản lý được thông qua khi có trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản lý đồng ý.
3. Chế độ đối với Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập. Kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý, chế độ đối với Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý được tính trong chi phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
4. Cơ chế hoạt động của Hội đồng quản lý được quy định cụ thể trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
Theo đó, cơ chế hoạt động của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được quy định như sau:
- Hội đồng quản lý họp định kỳ ít nhất 01 tháng một lần và họp đột xuất khi cần thiết theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng quản lý hoặc khi có trên 50% tổng số thành viên yêu cầu. Hội đồng quản lý làm việc theo chế độ tập thể. Các cuộc họp của Hội đồng quản lý được coi là hợp lệ khi có ít nhất 2/3 số thành viên tham dự.
- Quyết định hoặc nghị quyết của Hội đồng quản lý được thông qua khi có trên 50% tổng số thành viên tham dự hợp đồng ý. Trường hợp lấy ý kiến bằng văn bản (không tổ chức họp), quyết định hoặc nghị quyết của Hội đồng quản lý được thông qua khi có trên 50% tổng số thành viên Hội đồng quản lý đồng ý.
- Chế độ đối với Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý được quy định trong quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công lập. Kinh phí hoạt động của Hội đồng quản lý, chế độ đối với Chủ tịch và các thành viên Hội đồng quản lý được tính trong chi phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
- Cơ chế hoạt động của Hội đồng quản lý được quy định cụ thể trong Quy chế hoạt động của Hội đồng quản lý.
Số lượng thành viên của Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập là bao nhiêu?
Theo Điều 7 Thông tư 39/2018/TT-NHNN quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Hội đồng quản lý có số lượng thành viên từ 05 đến 11 thành viên, gồm Chủ tịch và các thành viên.
2. Cơ cấu Hội đồng quản lý gồm có:
a) Người đứng đầu, một số cấp phó của người đứng đầu, đại diện một số phòng, ban, tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Đại diện của cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập, gồm đại diện của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có); làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Theo đó, Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có số lượng thành viên từ 05 đến 11 thành viên, gồm Chủ tịch và các thành viên, cụ thể:
- Người đứng đầu, một số cấp phó của người đứng đầu, đại diện một số phòng, ban, tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Đại diện của cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập, gồm đại diện của Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có); làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Huỳnh Lê Bình Nhi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Đơn vị sự nghiệp công lập có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Đơn đề nghị tách hội mới nhất? Hướng dẫn lập đơn đề nghị tách hội? Tải về mẫu đơn đề nghị tách hội ở đâu?
- Tốc độ tối đa, tốc độ tối thiểu cho phép đối với các loại xe cơ giới, xe máy chuyên dùng trên đường cao tốc theo Thông tư 38/2024 thế nào?
- Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai có tư cách pháp nhân không? Nguồn thu hoạt động sự nghiệp của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai?
- Có được phép chuyển đổi công năng nhà ở từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội hay không?
- Việc bán lâm sản khai thác tận dụng đối với rừng trồng có giá trị lâm sản có phải hình thức thanh lý rừng trồng không?