Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào?
Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì?
Căn cứ theo Điều 5 Nghị đinh 106/2020/NĐ-CP quy định về những tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
- Phân loại theo khối lượng công việc
+ Vị trí việc làm do một người đảm nhận.
+ Vị trí việc làm do nhiều người đảm nhận.
+ Vị trí việc làm kiêm nhiệm.
- Phân loại theo tính chất, nội dung công việc
+ Vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý.
+ Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành.
+ Vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung (hành chính, tổng hợp, quản trị văn phòng, tổ chức cán bộ, kế hoạch tài chính và các vị trí việc làm không giữ chức danh nghề nghiệp chuyên ngành của đơn vị sự nghiệp công lập).
+ Vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ.
Tiêu chí phân loại vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập là gì? Việc điều chỉnh vị trí việc làm thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Việc điều chỉnh vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp
1. Việc điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong các đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Đơn vị sự nghiệp công lập có sự thay đổi một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này;
b) Đơn vị sự nghiệp công lập được tổ chức lại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trình tự, hồ sơ điều chỉnh vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trong đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định này.
Như vậy, việc điều chỉnh vị trí việc làm trong các đơn vị sự nghiệp công lập được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Đơn vị sự nghiệp công lập có sự thay đổi một trong các căn cứ xác định vị trí việc làm như:
+ Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Đơn vị sự nghiệp công lập được tổ chức lại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền xây dựng vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 12 Nghị định 106/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm và thẩm quyền của người đứng đầu bộ, ngành
1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ
a) Hướng dẫn về vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý và chức danh nghề nghiệp chuyên ngành, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp và định mức số lượng người làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
b) Xây dựng vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung và vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý gửi Bộ Nội vụ để Bộ Nội vụ ban hành.
2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, người đứng đầu tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập
a) Quyết định phê duyệt, điều chỉnh vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp của đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định này.
b) Phân cấp hoặc ủy quyền quản lý, sử dụng vị trí việc làm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
c) Tổ chức thẩm định, tổng hợp kế hoạch số lượng người làm việc trong các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý theo quy định tại Điều 10 Nghị định này gửi Bộ Nội vụ để thẩm định.
d) Quyết định giao, điều chỉnh số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước đối với từng đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm một phần chi thường xuyên và đơn vị sự nghiệp công lập do ngân sách bảo đảm chi thường xuyên trong tổng số người làm việc được Bộ Nội vụ thẩm định.
đ) Quyết định giao, điều chỉnh số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi thường xuyên theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 9 Nghị định này.
...
Như vậy, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ sẽ có thẩm quyền xây dựng vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên môn dùng chung và vị trí việc làm hỗ trợ, phục vụ trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc ngành, lĩnh vực được giao quản lý gửi Bộ Nội vụ để Bộ Nội vụ ban hành.
Trịnh Kim Quốc Dũng
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Vị trí việc làm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời hạn nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chậm nhất là bao nhiêu ngày theo quy định pháp luật?
- Hướng dẫn thủ tục đổi bằng lái xe nước ngoài sang Việt Nam mới nhất? Điều kiện để người nước ngoài được đổi sang bằng lái xe Việt Nam là gì?
- Người được giáo dục có phải gửi bản cam kết về việc chấp hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục không?
- Hộ gia đình bị thu hồi đất và phải phá dỡ nhà ở có được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội không?
- Kê khai thuế là gì? Hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện kê khai thuế là hành vi nào theo quy định?