Có được bảo lưu kết quả thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên hay không? Nội dung từng môn thi trong kỳ thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên như thế nào?
Có được bảo lưu kết quả thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên hay không?
Theo khoản 2 Điều 18 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về kết quả thi, bảo lưu kết quả thi, đạt yêu cầu thi như sau:
Kết quả thi, bảo lưu kết quả thi, đạt yêu cầu thi
...
2. Bảo lưu kết quả thi: Điểm của môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu trong 3 năm liên tục kể từ năm bắt đầu dự thi môn đó.
Ví dụ: Một người bắt đầu dự thi năm 2017 thì điểm các môn thi đạt yêu cầu của năm 2017 sẽ được bảo lưu trong các năm 2018, 2019. Đến năm 2019, nếu người dự thi vẫn chưa đạt yêu cầu thi thì khi dự thi vào năm 2020 kết quả thi được tính để xét đạt yêu cầu thi sẽ là kết quả thi của các năm 2018, 2019, 2020. Tương tự như vậy cho các năm từ 2021 trở đi.
...
Theo đó, điểm của môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu trong 3 năm liên tục kể từ năm bắt đầu dự thi môn đó.
Ví dụ: Một người bắt đầu dự thi năm 2017 thì điểm các môn thi đạt yêu cầu của năm 2017 sẽ được bảo lưu trong các năm 2018, 2019. Đến năm 2019, nếu người dự thi vẫn chưa đạt yêu cầu thi thì khi dự thi vào năm 2020 kết quả thi được tính để xét đạt yêu cầu thi sẽ là kết quả thi của các năm 2018, 2019, 2020. Tương tự như vậy cho các năm từ 2021 trở đi.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 91/2017/TT-BTC, môn thi đạt yêu cầu là môn thi đạt từ điểm 5 trở lên.
Kiểm toán viên (Hình từ Internet)
Tiếng anh có phải môn ngoại ngữ bắt buộc trong kỳ thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 91/2017/TT-BTC quy định về nội dung thi như sau:
Nội dung thi
...
2. Người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên thi 7 môn thi sau:
a) Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
b) Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
c) Thuế và quản lý thuế nâng cao;
d) Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao;
đ) Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;
e) Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;
g) Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.
...
Theo đó, người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên có phải có ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng là Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.
Nội dung từng môn thi trong kỳ thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 91/2017/TT-BTC, người dự thi lấy chứng chỉ kiểm toán viên phải thi 7 môn thi sau:
- Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp;
- Tài chính và quản lý tài chính nâng cao;
- Thuế và quản lý thuế nâng cao;
- Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao;
- Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao;
- Phân tích hoạt động tài chính nâng cao;
- Ngoại ngữ trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.
Nội dung từng môn thi quy định tại quy định tại Phụ lục số 01 Thông tư 91/2017/TT-BTC, cụ thể như sau:
(1) Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp
- Luật Doanh nghiệp
+ Các vấn đề chung về doanh nghiệp;
+ Các loại hình doanh nghiệp.
- Pháp luật về đầu tư
+ Các vấn đề chung về đầu tư;
+ Các hình thức đầu tư.
- Pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại
+ Các vấn đề chung về hợp đồng;
+ Hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
- Pháp luật về cạnh tranh
- Pháp luật phá sản
- Pháp luật về giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại
- Luật Lao động.
(2) Tài chính và quản lý tài chính nâng cao
- Các vấn đề cơ bản trong tài chính
+ Chức năng của quản lý tài chính trong doanh nghiệp;
+ Giá trị thời gian của tiền tệ;
+ Định giá trái phiếu và cổ phiếu;
+ Thị trường tài chính;
+ Tính toán và phân tích các chỉ số tài chính.
- Nguồn tài trợ của doanh nghiệp
+ Nguồn tài trợ dài hạn;
+ Nguồn tài trợ ngắn hạn;
+ Hệ thống đòn bẩy và cơ cấu vốn;
+ Chi phí sử dụng vốn;
+ Cơ cấu nguồn vốn.
- Quản lý tài sản dài hạn, tài sản ngắn hạn
+ Tài sản cố định, tài sản dài hạn;
+ Tài sản lưu động, tài sản ngắn hạn.
- Đánh giá dự án đầu tư và quyết định đầu tư vốn của doanh nghiệp
+ Quyết định đầu tư và quy trình đánh giá dự án đầu tư;
+ Phương pháp chiết khấu dòng tiền;
+ Các phương pháp khác.
- Định giá doanh nghiệp
+ Bản chất và mục tiêu của việc định giá doanh nghiệp;
+ Các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp.
- Quản lý Tài chính Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và đổi mới doanh nghiệp nhà nước;
+ Quản lý tài chính Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu và quản lý vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp khác;
+ Xử lý tài chính đối với hoạt động mua bán, bàn giao, tiếp nhận xử lý nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp;
+ Xử lý tài chính khi thành lập mới, tổ chức lại và giải thể Công ty TNHH 1 thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
(3) Thuế và quản lý thuế nâng cao
- Thuế giá trị gia tăng
- Thuế tiêu thụ đặc biệt
- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
- Thuế thu nhập doanh nghiệp
- Thuế thu nhập cá nhân
- Các loại thuế khác
- Luật quản lý thuế
- Kế hoạch thuế.
(4) Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao
- Pháp luật về kế toán
+ Luật kế toán và các văn bản hướng dẫn;
+ Chuẩn mực kế toán Việt Nam;
+ Nguyên tắc và nội dung cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán;
+ Các chế độ kế toán.
- Lập báo cáo tài chính đơn vị kế toán
- Lập báo cáo tài chính hợp nhất
- Kế toán quản trị
+ Các vấn đề cơ bản về kế toán quản trị;
+ Kế toán chi phí;
+ Quyết định ngắn hạn.
(5) Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao
- Pháp luật về kiểm toán:
+ Luật kiểm toán độc lập và các văn bản hướng dẫn;
+ Hệ thống chuẩn mực kiểm toán, soát xét, dịch vụ đảm bảo khác, các dịch vụ liên quan và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán của Việt Nam.
- Hành nghề kiểm toán
+ Nguyên tắc và nội dung cơ bản của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kiểm toán;
+ Trách nhiệm và nghĩa vụ nghề nghiệp;
+ Quản lý hành nghề kiểm toán;
+ Quy trình kiểm toán;
+ Kế hoạch kiểm toán;
+ Thu thập bằng chứng kiểm toán;
+ Đánh giá kết quả và soát xét;
+ Báo cáo kiểm toán;
+ Kiểm toán nội bộ;
+ Soát xét báo cáo tài chính, kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở thủ tục thoả thuận trước và báo cáo kiểm toán về những công việc kiểm toán đặc biệt;
+ Dịch vụ bảo đảm.
(6) Phân tích hoạt động tài chính nâng cao
- Các vấn đề cơ bản về phân tích hoạt động tài chính
- Phân tích hoạt động tài chính của doanh nghiệp
+ Đánh giá khái quát hoạt động tài chính;
+ Phân tích kết cấu và sự biến động của tài sản, nguồn vốn;
+ Phân tích tình hình tài trợ và mức độ đảm bảo vốn;
+ Phân tích khả năng thanh toán;
+ Phân tích mức độ tạo tiền và tình hình lưu chuyển tiền tệ;
+ Phân tích điểm hoà vốn và việc ra quyết định;
+ Phân tích hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh;
+ Phân tích rủi ro tài chính và dự báo nhu cầu tài chính.
(7) Ngoại ngữ
- Yêu cầu: trình độ C của 01 trong 05 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.
- Kỹ năng: Đọc, viết, dịch.
Nguyễn Quốc Bảo
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chứng chỉ kiểm toán viên có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?
- Phải nộp hồ sơ đề nghị gia hạn trước khi hết thời hạn sử dụng đất mấy tháng? Thời hạn sử dụng đất đối với đất sử dụng có thời hạn là bao lâu?