Có được cập nhật dữ liệu kế toán khi kỳ kế toán đã đóng hay không? Để sửa chữa dữ liệu kế toán thì cần được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền nào?
Để sửa chữa dữ liệu kế toán thì cần được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền nào?
Để sửa chữa dữ liệu kế toán thì cần được sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền nào? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 53 Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định về việc sửa chữa dữ liệu kế toán như sau:
Nguyên tắc hạch toán theo kỳ
Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở kỳ nào phải hạch toán vào kỳ đó.
Các trường hợp phát sinh yêu cầu điều chỉnh số liệu liên quan đến ngân sách năm hiện hành, chỉ được hạch toán điều chỉnh vào thời điểm hiện tại. Trường hợp cần điều chỉnh vào kỳ (tháng) phát sinh nghiệp vụ kinh tế (kỳ quá khứ), trước khi điều chỉnh phải được sự đồng ý của KBNN (Cục KTNN).
Sau ngày 31/12, các khoản thu, chi ngân sách năm trước được hạch toán và điều chỉnh theo quy định thì thực hiện vào kỳ năm trước với ngày là ngày 31/12 năm trước.
Theo đó, trường hợp cần điều chỉnh dữ liệu kế toán vào kỳ kế toán phát sinh nghiệp vụ kinh tế (kỳ quá khứ), trước khi điều chỉnh phải được sự đồng ý của kho bạc nhà nước (Cục Kiểm toán nhà nước).
Việc sửa chữa dữ liệu kế toán với báo cáo tài chính đã được phê duyệt được thực hiện vào thời gian nào?
Căn cứ Điều 55 Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định về việc sửa chữa dữ liệu kế toán như sau:
Sửa chữa dữ liệu kế toán
1. Nguyên tắc sửa chữa dữ liệu kế toán
a) Trường hợp báo cáo tài chính năm chưa được phê duyệt:
Trường hợp phát hiện sai sót hoặc được phép điều chỉnh dữ liệu, kế toán thực hiện theo nguyên tắc nêu tại Điều 53 của Thông tư này.
b) Trường hợp báo cáo tài chính đã được phê duyệt:
Sau khi báo cáo tài chính được phê duyệt, nếu có quyết định phải sửa chữa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc sửa chữa được thực hiện vào năm hiện tại.
2. Tổng Giám đốc KBNN quy định cụ thể các trường hợp và phương pháp hạch toán sửa chữa sai sót cụ thể theo yêu cầu của cơ chế quản lý, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phù hợp với đặc điểm quy trình hệ thống.
Như vậy, trường hợp báo cáo tài chính đã được phê duyệt, nếu có quyết định phải sửa chữa của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì việc sửa chữa được thực hiện vào năm hiện tại, thời gian sửa chữa thực hiện theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Có được cập nhật dữ liệu kế toán khi kỳ kế toán đã đóng hay không?
Căn cứ Điều 54 Thông tư 77/2017/TT-BTC quy định về việc mở, đóng kỳ kế toán như sau:
Mở, đóng kỳ kế toán
1. Mở kỳ kế toán là việc thiết lập trên hệ thống đối với một kỳ kế toán tháng xác định trong năm để người sử dụng có thể cập nhật dữ liệu vào hệ thống theo phân quyền.
Trên hệ thống, sau khi đã thực hiện đóng kỳ kế toán, có thể mở lại kỳ nếu sổ kế toán năm đó chưa thực hiện đóng vĩnh viễn (đang ở trạng thái đóng kỳ tạm thời). Các trường hợp hạch toán tại kỳ được mở lại phải được phép của KBNN.
2. Đóng kỳ kế toán là việc thiết lập trên hệ thống đối với một kỳ kế toán tháng xác định trong năm để không cho phép người sử dụng có thể cập nhật dữ liệu vào hệ thống.
Kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN phải thực hiện đóng kỳ kế toán vào thời điểm cuối tháng và tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm trước khi lập báo cáo tài chính. Trường hợp phải lập báo cáo nhanh trong hệ thống thì phải thực hiện theo đúng quy trình xử lý cuối ngày. Ngoài ra phải thực hiện đóng kỳ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Chỉ đóng kỳ kế toán sau khi đã đảm bảo mọi chứng từ kế toán phát sinh được hạch toán đầy đủ, chính xác trong kỳ kế toán.
3. Đóng kỳ kế toán bao gồm đóng tạm thời và đóng vĩnh viễn:
- Đóng tạm thời: Là việc đóng kỳ kế toán trên từng bộ sổ tương ứng khi kết thúc kỳ kế toán. Sau khi đã thực hiện đóng kỳ kế toán tạm thời, có thể mở lại kỳ để hạch toán nếu được phép của KBNN (Cục KTNN).
- Đóng vĩnh viễn: Là việc đóng kỳ kế toán trên từng bộ sổ tương ứng, sau khi đã thực hiện đóng kỳ kế toán vĩnh viễn, không mở lại kỳ để điều chỉnh dữ liệu.
4. Tổng Giám đốc KBNN quy định quy chế mở, đóng kỳ trên TABMIS, quy định các nguyên tắc hạch toán trong trường hợp mở lại kỳ kế toán.
Từ các cứ pháp luật nêu trên thì việc đóng kỳ kế toán được quy định như sau:
- Đóng kỳ kế toán là việc thiết lập trên hệ thống đối với một kỳ kế toán tháng xác định trong năm để không cho phép người sử dụng có thể cập nhật dữ liệu vào hệ thống.
- Kế toán ngân sách nhà nước và hoạt động nghiệp vụ kho bạc nhà nước phải thực hiện đóng kỳ kế toán vào thời điểm cuối tháng và tại thời điểm kết thúc kỳ kế toán năm trước khi lập báo cáo tài chính.
- Trường hợp phải lập báo cáo nhanh trong hệ thống thì phải thực hiện theo đúng quy trình xử lý cuối ngày. Ngoài ra phải thực hiện đóng kỳ kế toán trong các trường hợp kiểm kê hoặc các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Chỉ đóng kỳ kế toán sau khi đã đảm bảo mọi chứng từ kế toán phát sinh được hạch toán đầy đủ, chính xác trong kỳ kế toán.
Như vậy, khi thực hiện đóng kỳ kế toán thì người sử dụng không được phép cập nhập dữ liệu kế toán vào hệ thống nữa.
Trần Thành Nhân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Dữ liệu kế toán có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đối tượng nào không phải thực hiện quan trắc nước thải? Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống phát sinh nước thải 18.3 m3/ngày có phải quan trắc nước thải?
- Liệt kê các mức tiền thưởng Huy hiệu Đảng mới nhất? Tiền thưởng Huy hiệu 55 năm tuổi Đảng gấp mấy lần mức lương cơ sở mới?
- Ngày 15 tháng 11 là ngày gì? Ngày 15 11 dương lịch là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 15 tháng 11 năm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu tờ khai đăng ký hành nghề công tác xã hội là mẫu nào? Hồ sơ đề nghị cấp mới giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội?
- Ngày 9 tháng 11 có phải là Ngày Pháp luật nước Việt Nam không? Ngày Pháp luật tổ chức nhằm tôn vinh những gì?