Có được công nhận là 'Cơ quan đạt chuẩn văn hóa' khi bị xử lý kỷ luật khiển trách do 'sinh con thứ 3 trở lên' không?
Công nhận "Cơ quan đạt chuẩn văn hóa" có cần tuân theo nguyên tắc nào không?
Căn cứ Điều 2 Thông tư 08/2014/TT-BVHTTDL quy định về nguyên tắc thực hiện công nhận "Cơ quan đạt chuẩn văn hóa" như sau:
- Công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa chỉ áp dụng với những trường hợp có đăng ký thi đua.
- Công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa gắn với khen thưởng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có thành tích xuất sắc thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
- Việc công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa phải đảm bảo chính xác, công khai, công bằng, kịp thời và đúng quy định tại Thông tư này.
- Thống nhất sử dụng mẫu Giấy công nhận cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa tại Phụ lục kèm theo Thông tư này.
Như vậy, công nhân "Cơ quan đạt chuẩn văn hóa" cần tuân theo nguyên tắc thực hiện như trên.
Có được công nhận là "Cơ quan đạt chuẩn văn hóa" khi bị xử lý kỷ luật khiển trách do "sinh con thứ 3 trở lên" không?
Công nhận "Cơ quan đạt chuẩn văn hóa" thuộc thẩm quyền của ai? Thời hạn là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Thông tư 08/2014/TT-BVHTTDL quy định về thẩm quyền công nhân như sau:
"Điều 3. Thẩm quyền và thời hạn công nhận
1. Thẩm quyền:
Cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp của xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã); quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện); tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh); của Trung ương đóng trên địa bàn cấp tỉnh đạt chuẩn văn hóa do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận lần đầu; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công nhận lại."
Và theo khoản 2 Hướng dẫn 3337/HD-BVHTTDL-TLĐ năm 2015 quy định về thời hạn công nhận "Cơ quan đạt chuẩn văn hóa" như sau:
- Công nhận lần đầu là hai (02) năm trở lên, kể từ ngày đăng ký (Ví dụ: Đăng ký xây dựng Quý I/2015 đến Quý IV/2016, nếu đạt tiêu chuẩn văn hóa 02 năm liên tục thì được công nhận lần đầu).
- Công nhận lại sau năm (05) năm, kể từ ngày được công nhận lần trước (Ví dụ: Năm 2016 được công nhận lần đầu, thì năm 2017 đăng ký công nhận lại (05 năm) và tính đủ 05 năm liên tục (2017-2021), nếu đạt tiêu chuẩn văn hóa thì được công nhận). Việc kiểm tra, đánh giá hàng năm tiến hành vào cuối năm và được lập thành Biên bản ghi nhớ, nếu đạt liên tục 05 năm thì mới được công nhận, sau đó tiếp tục đăng ký công nhận lại với thời gian 05 năm liên tục.
Có được công nhận là "cơ quan đạt chuẩn văn hóa" khi bị xử lý kỷ luật khiển trách do "sinh con thứ 3 trở lên" không?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 08/2014/TT-BVHTTDL quy định về tiêu chuẩn công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa” như sau:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ:
+ Có phong trào thi đua thường xuyên, thiết thực, hiệu quả; góp phần hoàn thành xuất sắc kế hoạch công tác hàng năm; 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến trở lên”;
+ 80% trở lên cán bộ, công chức, viên chức thường xuyên tự học hoặc theo học các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Thực hiện tốt nghĩa vụ và đạo đức của cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật;
+ Nâng cao chất lượng các hoạt động dịch vụ công phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao;
+ Có sáng kiến, cải tiến quản lý; kinh nghiệm được áp dụng vào thực tiễn.
- Thực hiện nếp sống văn minh, môi trường văn hóa công sở:
+ 90% trở lên cán bộ, công chức, viên chức không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh, thực hành tiết kiệm trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
+ Không có cán bộ, công chức, viên chức và người lao động mắc các tệ nạn xã hội; không sử dụng, tàng trữ, lưu hành văn hóa phẩm độc hại; không tuyên truyền và thực hiện các hành vi mê tín dị đoan;
+ Sinh hoạt cơ quan, đơn vị nề nếp; thực hiện tốt nội quy, quy chế làm việc; quy chế dân chủ ở cơ sở; nội bộ đoàn kết, giúp nhau cùng tiến bộ;
+ Không có cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hút thuốc lá nơi công sở; không uống rượu, bia trong giờ làm việc; trang phục gọn gàng, lịch sự; cơ quan xanh, sạch, đẹp, an toàn; bài trí khuôn viên công sở theo thiết kế đã phê duyệt.
- Gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
+ 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nắm vững, chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương;
+ Không có người vi phạm pháp luật phải xử lý từ hình thức cảnh cáo trở lên; cơ quan an toàn, an ninh trật tự; không có người khiếu kiện vượt cấp, trái pháp luật;
+ Thực hiện tốt cải cách hành chính; 8 giờ làm việc có hiệu quả, quản lý và sử dụng có hiệu quả ngân sách Nhà nước và các nguồn kinh phí được giao; không để xảy ra lãng phí, tham nhũng; tích cực đấu tranh phòng, chống tham nhũng.
Về tiêu chuẩn công nhận “Cơ quan đạt chuẩn văn hóa” thì được quy định như trên, theo đó thì có yêu cầu rằng 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nắm vững, chấp hành nghiêm đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương. Ở đây, cơ quan đã có 1 người vi phạm chính sách của nhà nước là có con thứ 3 (và đã bị xử phạt), vậy thì cơ quan không còn đủ điều kiện để được công nhận là cơ quan "đạt chuẩn văn hóa" nữa.
Phùng Thị Hường
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ quan đạt chuẩn văn hóa có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giá kê khai là gì? Có bắt buộc phải kê khai giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục bình ổn giá không?
- Có phải đăng ký biến động quyền sử dụng đất khi người sử dụng đất thế chấp quyền sử dụng đất không?
- Người điều khiển ô tô có được dừng xe song song với xe khác không? Nếu không được thì có bị phạt không? Phạt bao nhiêu?
- Kết chuyển lãi lỗ đầu năm là gì? Tài khoản 421 – Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối Thông tư 200 phản ánh nội dung gì?
- Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm phải công khai thông tin gì cho khách hàng? Có cần xin chấp thuận trước khi sáp nhập hay không?