Có được dùng số dư tiền gửi tại ngân hàng làm tài sản bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không?
- Có được dùng số dư tiền gửi tại ngân hàng làm tài sản bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không?
- Sử dụng tài sản chung của vợ chồng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là số dư tiền gửi tại ngân hàng thì ai là người xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm?
- Việc xử lý tài sản bảo đảm là số dư tiền gửi tại ngân hàng được quy định thế nào?
Có được dùng số dư tiền gửi tại ngân hàng làm tài sản bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 21/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Giấy tờ có giá, chứng khoán, số dư tiền gửi
Giấy tờ có giá, chứng khoán, số dư tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng việc mô tả tài sản bảo đảm phải phù hợp với quy định của pháp luật về giấy tờ có giá, chứng khoán, ngân hàng.
Đồng thời, căn cứ Điều 292 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ như sau:
Biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ
Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
1. Cầm cố tài sản.
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.
Như vậy, theo quy định trên thì có thể dùng số dư tiền gửi tại ngân hàng làm tài sản bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ nhưng việc mô tả tài sản bảo đảm phải phù hợp với quy định của pháp luật về ngân hàng.
Có được dùng số dư tiền gửi tại ngân hàng làm tài sản bảo lãnh để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không? (Hình từ Internet)
Sử dụng tài sản chung của vợ chồng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là số dư tiền gửi tại ngân hàng thì ai là người xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm?
Trường hợp sử dụng tài sản chung của vợ chồng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là số dư tiền gửi tại ngân hàng được quy định tại khoản 1 Điều 27 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau:
Xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm bằng tài sản chung của vợ chồng
1. Trường hợp dùng tài sản chung của vợ chồng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là số dư tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, chứng khoán hoặc động sản khác theo quy định của pháp luật không phải đăng ký thì vợ hoặc chồng đứng tên người gửi tiền, chứng khoán hoặc đang chiếm hữu động sản được tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm, trừ trường hợp sau đây:
a) Chế độ tài sản theo thỏa thuận có quy định khác hoặc vợ chồng có thỏa thuận khác và bên nhận bảo đảm đã được cung cấp thông tin về quy định này hoặc về thỏa thuận này;
b) Vợ chồng và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận khác.
...
Như vậy, trong trường hợp dùng tài sản chung của vợ chồng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ là số dư tiền gửi tại ngân hàng thì vợ hoặc chồng đứng tên người gửi tiền được tự mình xác lập, thực hiện hợp đồng bảo đảm, biện pháp bảo đảm, trừ trường hợp sau đây:
- Chế độ tài sản theo thỏa thuận có quy định khác hoặc vợ chồng có thỏa thuận khác và bên nhận bảo đảm đã được cung cấp thông tin về quy định này hoặc về thỏa thuận này;
- Vợ chồng và bên nhận bảo đảm có thỏa thuận khác.
Việc xử lý tài sản bảo đảm là số dư tiền gửi tại ngân hàng được quy định thế nào?
Việc xử lý tài sản bảo đảm là số dư tiền gửi tại ngân hàng được quy định tại khoản 3 Điều 54 Nghị định 21/2021/NĐ-CP như sau:
Xử lý tài sản bảo đảm là vật đồng bộ; tài sản có tài sản gắn liền; quyền đòi nợ, khoản phải thu, quyền yêu cầu thanh toán khác; giấy tờ có giá, chứng khoán, số dư tiền gửi; vận đơn, chứng từ vận chuyển
1. Bên nhận bảo đảm được xử lý đồng thời toàn bộ các phần, các bộ phận của tài sản bảo đảm là vật đồng bộ. Trường hợp tài sản bảo đảm bao gồm nhiều tài sản gắn liền mà có thể chia được thì xử lý theo từng tài sản, không chia được thì xử lý đồng thời.
2. Bên nhận bảo đảm có quyền yêu cầu người thứ ba là người có nghĩa vụ thanh toán, nghĩa vụ trả nợ hoặc có nghĩa vụ khác chuyển giao khoản tiền hoặc tài sản khác cho mình. Bên nhận bảo đảm phải chứng minh quyền của mình trong trường hợp người có nghĩa vụ có yêu cầu.
3. Bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm là giấy tờ có giá, chứng khoán, số dư tiền gửi tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định tại Điều 52 Nghị định này.
4. Bên nhận bảo đảm khi thực hiện quyền chiếm hữu đối với hàng hóa ghi trên tài sản bảo đảm là vận đơn, chứng từ vận chuyển có nghĩa vụ xuất trình vận đơn, chứng từ vận chuyển theo thủ tục được pháp luật về hàng hải, hàng không hoặc pháp luật khác liên quan quy định. Trường hợp pháp luật này không quy định thì việc xử lý hàng hóa ghi trên vận đơn, chứng từ vận chuyển áp dụng quy định tại Điều 52 Nghị định này.
...
Theo đó, việc xử lý tài sản bảo đảm là số dư tiền gửi tại ngân hàng được bên nhận bảo đảm xử lý theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định tại Điều 52 Nghị định 21/2021/NĐ-CP.
Nguyễn Thị Hậu
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản bảo đảm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng viên dự bị được tham gia đào tạo trung cấp lý luận chính trị không? Ai đào tạo trung cấp lý luận chính trị?
- Cấm lợi dụng hoạt động giáo dục để thực hiện hành vi nào? Nhà trường được phép hoạt động giáo dục khi nào?
- Có sáp nhập tỉnh 2025 không? Thông tin sáp nhập tỉnh lan truyền trên mạng xã hội là không chính xác đúng không?
- Đổi tên hội từ ngày 26/11/2024 như thế nào? Điều kiện thành lập hội ra sao? Nội dung chính của điều lệ hội gồm những gì?
- Lễ Tạ ơn là gì? Lễ Tạ ơn có ý nghĩa gì? Lễ Tạ ơn (Lễ Thanksgiving) có phải là ngày lễ lớn không?