Dự phòng cụ thể là gì? Điều kiện về tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể là gì?
Dự phòng cụ thể là gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 86/2024/NĐ-CP giải thích về dự phòng cụ thể như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
4. Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Dự phòng rủi ro gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung.
5. Dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.
6. Dự phòng chung là số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra nhưng chưa xác định được khi trích lập dự phòng cụ thể.
...
Như vậy, dự phòng cụ thể là số tiền được trích lập để dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra đối với từng khoản nợ cụ thể.
Dự phòng cụ thể là gì? Điều kiện về tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể là gì? (hình từ internet)
Điều kiện về tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể là gì?
Theo Điều 4 Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định về mức trích lập dự phòng cụ thể như sau:
Mức trích lập dự phòng cụ thể
...
4. Tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể (Ri) quy định tại khoản 1 Điều này phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tài sản bảo đảm (trừ tài sản cho thuê tài chính, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác trong hoạt động chiết khấu, mua bán lại trái phiếu Chính phủ) phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và pháp luật khác có liên quan; tài sản cho thuê tài chính, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác trong hoạt động chiết khấu, mua bán lại trái phiếu Chính phủ phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan;
b) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận.
5. Giá trị khấu trừ của tài sản bảo đảm phải coi bằng 0 trong các trường hợp sau:
a) Tài sản bảo đảm không đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 4 Điều này;
b) Quá thời gian 01 năm đối với tài sản bảo đảm không phải là bất động sản và quá thời gian 02 năm đối với tài sản bảo đảm là bất động sản, kể từ khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, tài sản bảo đảm để khấu trừ khi tính số tiền dự phòng cụ thể (Ri) phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tài sản bảo đảm (trừ tài sản cho thuê tài chính, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác trong hoạt động chiết khấu, mua bán lại trái phiếu Chính phủ) phải tuân thủ quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và pháp luật khác có liên quan;
Tài sản cho thuê tài chính, công cụ chuyển nhượng, giấy tờ có giá khác trong hoạt động chiết khấu, mua bán lại trái phiếu Chính phủ phải tuân thủ quy định của pháp luật có liên quan;
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo thỏa thuận và theo quy định của pháp luật khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ của mình theo thỏa thuận.
Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ là bao nhiêu %?
Theo Điều 4 Nghị định 86/2024/NĐ-CP quy định về mức trích lập dự phòng cụ thể như sau:
Mức trích lập dự phòng cụ thể
...
2. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 5 của tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
a) Nhóm 1: 0%;
b) Nhóm 2: 5%;
c) Nhóm 3: 20%;
d) Nhóm 4: 50%;
đ) Nhóm 5: 100%.
3. Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 5 của tổ chức tài chính vi mô như sau:
a) Nhóm 1: 0%;
b) Nhóm 2: 2%;
c) Nhóm 3: 25%;
d) Nhóm 4: 50%;
đ) Nhóm 5: 100%.
...
Như vậy, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với từng nhóm nợ được quy định như sau:
(1) Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 5 của tổ chức tín dụng (trừ tổ chức tài chính vi mô), chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:
- Nhóm 1: 0%;
- Nhóm 2: 5%;
- Nhóm 3: 20%;
- Nhóm 4: 50%;
- Nhóm 5: 100%.
(2) Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ được phân loại từ nợ nhóm 1 đến nợ nhóm 5 của tổ chức tài chính vi mô như sau:
- Nhóm 1: 0%;
- Nhóm 2: 2%;
- Nhóm 3: 25%;
- Nhóm 4: 50%;
- Nhóm 5: 100%.
Nguyễn Thị Thanh Xuân
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản bảo đảm có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu hợp đồng giao khoán của hợp tác xã mới nhất? Hợp tác xã có được tự thiết kế biểu mẫu chứng từ kế toán không?
- Lịch đi nghĩa vụ quân sự năm 2025 chính thức thế nào? Chế độ báo cáo về việc tuyển chọn và gọi công dân nhập ngũ năm 2025?
- Mua trả chậm và mua trả góp khác nhau thế nào? Mức xử phạt hành chính đối với hành vi không thanh toán đúng hạn?
- Nhà nước có hỗ trợ hợp tác xã làm chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp hay không?
- Đua xe trái phép gây chết người có thể bị phạt tù đối với những tội nào? Con cái đua xe gây chết người thì cha mẹ giao xe có bị truy cứu hình sự?