Có được kinh doanh dịch vụ bay dù lượn khi chưa đảm bảo yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ khách du lịch không?
- Trách nhiệm của thương nhân cung cấp dịch vụ bay dù lượn được quy định thế nào?
- Thương nhân cung cấp dịch vụ bay dù lượn có được kinh doanh khi chưa đảm bảo yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ khách du lịch không?
- Thương nhân cung cấp dịch vụ bay dù lượn kinh doanh khi chưa đảm bảo yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ khách du lịch bị phạt bao nhiêu?
Trách nhiệm của thương nhân cung cấp dịch vụ bay dù lượn được quy định thế nào?
Tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 168/2017/NĐ-CP có quy định về trách nhiệm của đơn vị kinh doanh bay dù lượn như sau:
- Thực hiện các biện pháp quy định tại Điều 9 Nghị định 168/2017/NĐ-CP;
- Thông báo bằng văn bản cho Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tổ chức kinh doanh sản phẩm du lịch chậm nhất 15 ngày trước khi bắt đầu kinh doanh;
- Tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Có được kinh doanh dịch vụ bay dù lượn khi chưa đảm bảo yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ khách du lịch không? (hình từ Internet)
Thương nhân cung cấp dịch vụ bay dù lượn có được kinh doanh khi chưa đảm bảo yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ khách du lịch không?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Nghị định 168/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân
...
2. Trách nhiệm của Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:
a) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm du lịch quy định tại Điều 8 Nghị định này, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức kiểm tra và công bố trên Cổng thông tin điện tử Danh mục tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng được các biện pháp bảo đảm an toàn, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo bằng văn bản yêu cầu hoàn thiện, bổ sung các biện pháp bảo đảm an toàn và chỉ được kinh doanh sau khi đáp ứng đầy đủ các quy định tại Điều 9 Nghị định này;
...
Đối chiếu với quy định này, khi thương nhân cung cấp dịch vụ bay dù lượn chưa đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 9 Nghị định 168/2017/NĐ-CP thì Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm thông báo bằng văn bản yêu cầu thương nhân này phải hoàn thiện, bổ sung các biện pháp bảo đảm an toàn và chỉ được kinh doanh sau khi đáp ứng đầy đủ các quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Dẫn chiếu đến Điều 9 Nghị định 168/2017/NĐ-CP có quy định về các biện pháp bảo đảm an toàn khi kinh doanh các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch như sau:
Biện pháp bảo đảm an toàn khi kinh doanh các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch
1. Có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.
2. Có phương án cứu hộ, cứu nạn; bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch và can thiệp, xử lý, ứng cứu kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra; duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm.
3. Bố trí, sử dụng huấn luyện viên, kỹ thuật viên, hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp.
4. Phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch; hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm du lịch.
5. Cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.
Theo đó, thương nhân cung cấp dịch vụ bay dù lượn có trách nhiệm cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ khách du lịch.
Từ những phân tích ở trên có thể kết luận, thương nhân cung cấp dịch vụ bay dù lượn sẽ không được phép kinh doanh khi chưa đảm bảo yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ khách du lịch.
Thương nhân cung cấp dịch vụ bay dù lượn kinh doanh khi chưa đảm bảo yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ khách du lịch bị phạt bao nhiêu?
Theo khoản 8 và khoản 10 Điều 15 Nghị định 45/2019/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về kinh doanh sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch
...
8. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi tiếp tục kinh doanh sau khi cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh yêu cầu hoàn thiện, bổ sung các biện pháp bảo đảm an toàn nhưng chưa thực hiện theo quy định.
9. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các khoản 5, 6 và 7 Điều này.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại khoản 8 Điều này.
Theo đó, thương nhân cung cấp dịch vụ bay dù lượn kinh doanh khi chưa đảm bảo yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ khách du lịch bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Lưu ý mức xử phạt hành chính này chỉ áp dụng cho cá nhân vi phạm quy định trên, đối với thương nhân là tổ chức mức xử lý hành chính sẽ nhân hai cho cùng hành vi (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, thương nhân cung cấp dịch vụ bay dù lượn kinh doanh khi chưa đảm bảo yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ khách du lịch còn buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi này.
Phạm Thị Xuân Hương
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kinh doanh bay dù lượn có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh mục, nội dung gói dịch vụ y tế cơ bản do trạm y tế xã thực hiện do Bộ Y tế ban hành mới nhất?
- Công chức giữ chức vụ lãnh đạo của Bộ Tư pháp có 02 năm liên tiếp được xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ có bị cho thôi việc?
- Từ ngày 1/1/2025, quỹ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện hoạt động theo nguyên tắc nào?
- Người làm chứng trong tố tụng dân sự là ai? Người làm chứng được từ chối khai báo lời khai không?
- Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư dự án cải tạo nhà chung cư phải được công bố công khai ở đâu?